Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

THỨ BA 01.09 - Tuần XXII Thường Niên



1Tx 5:1-6.9-11;
Lời Chúa: Lc 4, 31-37
Khi ấy, Đức Giêsu xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
UY QUYỀN
Người tu sĩ vừa được bầu làm bề trên của nhà Dòng đến hỏi vị linh mục già nổi tiếng thánh thiện và khôn ngoan: “Thưa cha, làm thế nào để trở thành một người bề trên có uy tín?” Vị linh mục già đáp: “Đó là người có lời nói và hành động đi đôi với nhau”.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay kể chuyện mọi người Do Thái thán phục Đức Giêsu vì Người giảng dạy như Đấng có uy quyền. Uy quyền ở đây không phải là thứ uy tín và quyền lực được mua từ tiền bạc hay từ sức mạnh thống trị, ra lệnh theo kiểu người trên áp đặt lên người dưới, hay người thống trị lên người bị trị. Uy quyền của Đức Giêsu phát xuất từ chính sự thống nhất giữa lời nói và hành động của Người: Người nói với tên quỉ: Câm đi, ra khỏi người này, thì nó liền ra; hoặc khi Người dạy hãy tha thứ thì chính Người đã tha thứ cho kẻ giết Người. Đó cũng là sự khác biệt giữa lời giảng dạy của Người và các nhà lãnh đạo thời đó.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con bắt chước Chúa: nói và làm đi đôi với nhau, vì chúng con thường nói và ra lệnh, nhưng chính chúng con lại không làm.

1.9.2015 – Thứ ba Tuần 22 Thường niên


Lời Chúa: Lc 4, 31-37
Khi ấy, Đức Giêsu xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
    
So sánh tình huống trừ quỷ này với những tình huống khác, chúng ta nhận ra một sự khác biệt: người bị quỷ nhập la lớn: “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Nội dung của lời ấy cũng chính là điều mà Chúa Giêsu muốn dân Do Thái nhận biết khi Người dùng các dấu lạ và lời giảng dạy để chứng minh. Chúng ta có thể nghĩ rằng “lời chứng” của người bị quỷ nhập có thể phần nào giúp dân Do Thái tin vào Chúa hơn, nhưng Chúa Giêsu đã không cần chứng từ của quỷ mà đã thẳng thừng trừ quỷ đang xâm phạm con người.
     Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể bị cám dỗ lợi dụng người khác để mưu cầu lợi ích riêng mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã không vì tư lợi mà dửng dưng trước nỗi đau của người bị quỷ nhập, trái lại Chúa Giêsu đã bỏ qua lợi ích riêng để giải thoát người bị quỷ nhập. Noi theo thầy Giêsu, chúng ta hãy sống không chỉ vì lợi ích riêng mình mà còn vì lợi ích của mọi người.
     Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần cho chúng con để chúng con can đảm sống cuộc đời chứng nhân Tin Mừng, hầu trở nên ánh sáng cho trần gian. Amen.


Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần 22 Thường Niên - B


01/9. Thứ Ba. 1Tx 5,1-6.9-11; Lc 4,31-37
Bài đọc I – 1Tx 5,1-6.9-11

Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em không cần chúng tôi viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối. Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", thì chính lúc đó, tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ.
nhưng là để chúng ta chiếm lãnh ơn cứu độ nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chết vì chúng ta, để dù thức hay ngủ, chúng ta được cùng sống với Người. Bởi đấy, anh em hãy an ủi nhau, hãy lo xây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm.
Tin Mừng - Lc 4,31-37
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ.
Suy Niệm: Sẵn sàng
Lời Chúa trong bài đọc 1 hôm nay làm cho tôi nhớ đến lời chia sẻ trong bài giảng lễ an táng của một linh mục: “Người ta có kinh nghiệm về nhiều thứ, nhưng không ai có kinh nghiệm về cái chết”. Thật vậy, như lời thánh Phaolô nói: Cái chết có thể xảy đến mọi lúc mọi nơi, với mọi người nhưng không thể biết trước.
Chính vì cái chết xảy đến bất ngờ, cho nên tôi cần có thái độ tỉnh thức và điều độ.
Thái độ tỉnh thức và điều độ là tôi sẵn sàng trước cái chết, một cuộc sống của “người con cái sự sáng, con cái ban ngày”, nghĩa là, tôi sống trong tình trạng sạch tội trọng, sống trong ơn nghĩa với Chúa.
Thái độ tỉnh thức và điều độ là tôi nghe và thực hành Lời Chúa dạy, làm điều lành, tránh điều dữ và tạo nhiều công phúc trong cuộc sống nơi trần gian.
Lạy Chúa, xin cho con luôn có một thái độ sẵn sàng trong cuộc sống hiện tại để dù sống hay chết con luôn sống xứng đáng là người con của Chúa và sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.

01/09/2015 Thứ Ba Tuần XXII Mùa Thường Niên Năm lẻ


PHÚC ÂM: Lc 4, 31-37
"Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ. Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM;
Chúa Giêsu giảng dạy như Ðấng có uy quyền. Uy quyền ấy không phải là thứ uy quyền được áp đặt trên người khác. Uy quyền của Chúa Giêsu phát xuất từ chính sự thống nhất giữa lời nói và hành động của Ngài: Ngài chỉ cần nói với tên quỉ câm: "Câm đi, hãy ra khỏi người này", thì phép lạ liền xẩy ra. Những người chứng kiến phép lạ đã thấy được sự khác biệt giữa lời giảng dạy của Chúa Giêsu và của các Luật sĩ đương thời.
Phép lạ của Chúa Giêsu cũng là một lời giảng dạy. Thật thế, sứ điệp trọng tâm trong lời rao giảng của Chúa Giêsu chính là sự giải phóng. Ngài không chỉ nói về sự giải phóng, mà còn chứng thực cho những người nghe Ngài biết được thế nào là giải phóng. Phép lạ người câm được giải thoát mang một ý nghĩa đặc biệt đối với Chúa Giêsu: giải phóng trước tiên là giải phóng con người khỏi xiềng xích của dối trá. Chúa Giêsu đã có lần nói với người Do thái: "Sự thật sẽ giải phóng các ngươi".
Lời Chúa là lời chân thật. Ước gì lời ấy giải thoát chúng ta khỏi mọi thứ xiềng xích của dối trá, để lời tuyên xưng và cuộc sống của chúng ta luôn được thống nhất. Trong một xã hội đầy trói buộc và dối trá thì chứng tá cuộc sống là lời nói có giá trị nhất.AMEN.

NGÀY 1/9/2015: THỨ BA TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 4, 31-37)

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM
Ma quỷ sợ hãi khi đối diện với Đức Kitô, điều đó nói lên rằng quyền lực của sự dữ không thể nào vượt thắng quyền lực của tình yêu. Thật vậy, lời giảng dạy của Đức Kitô đã làm cho người ta ngạc nhiên, vì đây không là lời của kẻ trí thức, lời của kẻ dạy đời, nhưng là lời yêu thương. Lời được nói ra mang lại cho người nghe một cảm giác sảng khoái, vì họ không còn bị áp lực bởi những lời dạy từ các luật sĩ và biệt phái chất chứa những ngăm đe nặng nề của luật. Sự xuất hiện của Đức Kitô với lời giảng dạy của Ngài như làn gió mát làm cho người ta nhận ra rằng, Thiên Chúa không là một vị thần linh nghiêm khắc, xa lạ với con người, nhưng là một người cha đầy yêu thương và gần gũi bên con người. Người Cha đó không để cho quỉ dữ chế ngự con người.
Thật vậy, Đức Kitô đến để xua trừ ma quỉ, cũng có nghĩa là Người tái lập lại trật tự tạo dựng ban đầu, trật tự của mối tương quan tốt đẹp giữa Thiên Chúa với con người và giữa con người với nhau. Mối tương quan tình yêu phụ tử và huynh đệ, chính trong mối tương quan này mà con ngừoi nhận được niềm vui và sự sống. Xua trừ ma qủy là loại trừ một cuộc sống ích kỷ, tham lam, cô quạnh. Quả thật, qủy dữ là đầu mối của hận thù, ghanh ghét, của sự sợ hãi và xa lạ. Đó là nguyên nhân của bóng tối và sự chết. Chính tình yêu Chúa Kitô loan báo là sức mạnh phá tan thế lực của bóng đêm này.

Lạy Chúa, không có gì mạnh hơn tình yêu, xin dạy chúng con yêu như Chúa yêu để chúng con mang lại một sự biến đổi cho con ngươi thời đại hôm nay, một thời đại đang chất chứa một lói sống hưởng thụ ích kỷ và vô trách nhiệm với tha nhân. Xin cho tình yêu chúng con trở thành sức mạnh phá tan bóng đêm của hận thù ghanh ghét, để từ đó chúng con dựng xây một cộng đoàn yêu thương như Tin Mừng Chúa loan truyền. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen

01.09.2015- Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên B



QUYỀN NĂNG
Lời Chúa: Lc 4, 31-37
(31)Người xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy họ. (32)Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền. (33) Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: (34)"Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!" (35 Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. (36)Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: "Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!" (37) Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
Suy Niệm
Trong bất kỳ tôn giáo nào, người ta thường đề cập đến quyền năng của vị thần họ tôn thờ. Vị này chữa bệnh, vị kia xin gì được nấy. Và khi con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh nào đó, họ chạy tới kêu cầu sự trợ giúp của các thần linh, hy vọng được che chở, phù hộ. Bài Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca đã đề cập tới quyền năng thần linh của Chúa Giêsu tại Ca-phác-na-um. Chúa Giêsu tỏ quyền năng qua lời giảng dạy, qua các phép lạ, qua việc xua trừ tà thần… để minh chứng rằng: không những Thiên Chúa đang ở với Ngài, mà chính Ngài là Đấng được Thiên Chúa sai đến, là Đấng "Thiên Chúa ở cùng" con người. Vì thế, Ngài dùng quyền năng duy chỉ tìm kiếm cho vinh quang Cha Ngài và hoàn tất ý định của Thiên Chúa Cha mà thôi.
"Ngài xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Galilê". Thánh sử Luca giới thiệu về địa điểm hoạt động trong một ngày điển hình của Chúa Giêsu tại thành này như tóm lược hoạt động cứu thế của Ngài. Ở đây, chúng ta không thấy thánh sử nhắc đến các môn đệ, vì ông chưa thuật lại việc kêu gọi các đệ tử. "Ngày sa-bát, Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng", đó là thói quen của Chúa Giêsu khi Ngài đến hội đường trong các dịp lễ hội "Ngài giảng dạy trong các hội đường và được mọi người tôn vinh"(4,15). "Dân chúng sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Ngài có uy quyền", không như các kinh sư khác, dân chúng nhận ra quyền năng trong chính lời giảng dạy của Chúa Giêsu, khiến họ xầm xì, bàn tán và ngạc nhiên. Lời nói của Ngài có sức mạnh lạ thường. Lời đầy quyền năng và lời trừ quỷ thần ô uế kế tiếp là một trong những biểu hiện của lời quyền năng ấy. Giáo huấn và chữa lành có liên hệ mật thiết với nhau.
"Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập". Người Do Thái ưa dùng từ "thần ô uế" nghĩa là xấu xa. Điều đó chỉ rõ sự đối kháng giữa sức mạnh ác thần và sức mạnh Thánh Thần. Ở đây, thánh sử Luca viết về một người bị quỷ ô uế nhập. Việc chữa lành đầu tiên của Chúa Giêsu sau khi Ngài giảng dạy dân chúng là thực hiện việc trục xuất quỷ ô uế này, giải thoát con người khỏi sự kiềm chế của sự dữ. Quỷ ô uế la to "Ông Giêsu Nagiaret…. ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?...ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Qua lời này, chúng ta thấy tên quỷ nhận ra người trừ tà là ai và biết rõ sứ vụ của Ngài, nên nó chống cự lại. Nó tự hỏi đã đến giờ thế giới của sự ác, của tối tăm, của ma quỷ sụp đổ chưa ? Đức Giêsu có đến tiêu diệt nó sớm quá chăng? có trước thời hạn không? Tên quỷ này còn biết danh xưng của Đức Giêsu "Đấng Thánh của Thiên Chúa". Ở đây không phải là lời tuyên xưng đức tin, nhưng như một lời cám dỗ về địa vị, về thiên tính của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không muốn quỷ nói ra danh xưng đó vì "giờ" của Ngài chưa đến, nên Ngài quát mắng tên quỷ " Câm đi! " và ra lệnh " Hãy xuất khỏi người này!". Đây là một lời hăm dọa và cũng là lệnh truyền. Lời Ngài có uy quyền khiến ma quỷ phải tuân lệnh. Quỷ vật người ấy ngã xuống, nhưng không làm hại người bệnh và xuất ra. Quỷ xuất ra cách công khai. Mọi người đều thấy và nhận ra quyền năng trong lời nói của Chúa Giêsu "Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế và chúng phải xuất". Dân chúng đã nhận ra sức mạnh của Lời phát xuất từ con người Đức Giêsu. Lời chữa lành. Lời xua trừ tà thần. Lời giải phóng con người khỏi sự khống chế của sự dữ. Lời đem lại sự sống. Và họ đồn thổi danh tiếng Ngài ra khắp vùng đó.
Trong cuộc sống ngày nay, giữa một xã hội thực dụng và tội lỗi, tà thần lan tràn và len lỏi vào từng ngóc nghách của cuộc sống, tâm hồn của con người. Càng ngày càng có nhiều người tâm thần không ổn định, nội tâm bị cưỡng bức. Họ tìm đến y học, pháp thuật, ma thuật… mà quên đi Đấng có quyền xua trừ ma quỷ và chữa lành nội tâm họ. Họ tìm đến con người để được chữa lành thể xác nhưng lại quên đi một vị thần linh, một vị Thiên Chúa uy quyền, toàn năng trên mọi người, mọi vật, có quyền sinh tử cả xác và hồn. Con người ngày càng bị lệ thuộc, bị khống chế bởi tà thần khác nhau như : danh vọng, địa vị, tiền bạc, hưởng thụ… đến khi không được đáp ứng theo nhu cầu hoặc cuộc sống không có lối thoát, họ tìm cách kết liễu cuộc đời.
Quả thế, trong báo Công giáo và Dân Tộc số 2020 vừa qua, Đức Giám Mục G.B Bùi Tuần đã khẳng định rằng: “Thế gian này có vô số thần dữ. Chúng hoạt động rất mạnh, gieo rắc khắp nơi những ước mơ xấu… Chúng làm nên những cơn bão mù mịt trong lãnh vực tinh thần. Trong hoàn cảnh như thế, con người rất cần được một Đấng thiêng liêng … , Đấng ấy sẽ cưú những ai cầu nguyện với Người".
Lạy Chúa Giêsu, vị lương y đầy quyền năng và tình thương, xin thương chữa lành tâm hồn và thể xác chúng con. Xin khơi dậy nơi tâm hồn chúng con lòng khao khát hướng về điều thiện, lòng yêu mến điều tốt lành, biết chạy đến với Chúa mỗi khi cuộc đời bế tắc, để ngay cuộc đời này, chúng con cũng có được hạnh phúc và niềm vui. Lạy Chúa, Chúa biết chúng con cần đến Chúa biết bao. Amen
Nữ Tỳ Thánh Thể

3 Câu chuyện hay về cuộc sống


CÁI CHẢO RÁN

Có hai người bạn cùng đi câu cá. Một người khi câu được cá thì cho ngay vào chiếc hộp đá của mình để giữ cho cá được tươi. Còn người kia, mỗi khi giật lên được một con cá to, thì anh ta lại gỡ cá ra khỏi lưỡi câu và ném trả xuống sông.
Người thứ nhất thấy vậy rất ngạc nhiên, nên hỏi: Sao anh lại cứ ném hết cá to xuống sông thế?
Người thứ hai đáp: Vì ở nhà tôi chỉ có cái chảo rán bé lắm nên không chiên con cá to được!
Chúng ta cười vì sao người câu cá không mua một chiếc chảo lớn hơn, nhưng chúng ta lại không cười chính mình. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng bỏ qua những cơ hội lớn chỉ vì niềm tin của chúng ta nhỏ bé.
CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM
Câu chuyện về một bà mẹ già ở miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con được 25 năm. Lúc đứa con gái lớn khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà 200 đôla tiêu xài.
Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ, không chịu về thăm người mẹ thương yêu. Khi người mẹ mất, cô về làm đám tang rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.
Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường, bỗng cô òa lên khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: “Mẹ… Mẹ ơi…”
Mọi người vây nhau xem trong chiếc rương có gì. À, thì ra là những tờ đôla mới toanh còn buộc dây. Và còn một mảnh giấy đã úa vàng, viết nguệch ngoạc được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:
“Tiền nhiều quá, mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe honda là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con hết. Số tiền này mẹ để lại cho con, CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe con.”
Cô con gái đã có tất cả những gì một người phụ nữ có thể có: tiền tài, danh vọng, địa vị, chồng thành đạt, con ngoan. Nhưng cô đã mất một điều vô cùng thiêng liêng đó là MẸ! (Sưu tầm)
Có không ít người con nghĩ rằng mình chỉ gởi cho cha mẹ một chút tiền như vậy là đã làm tròn chữ hiếu. Họ quên rằng thứ cha mẹ cần hơn nhiều đó là sự quan tâm, tình thương yêu và sự chăm sóc, như ca dao tục ngữ khuyên răn con cái:
“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành đạo con”
Người thương nhân và con rắn
Có một con rắn băng qua đường và bị một chiếc xe cán trúng đuôi. Con rắn quằn quại với vết thương và cầu cứu sự giúp đỡ của người qua đường.
Con rắn gặp một người nông dân và xin ông giúp đỡ, nhưng người nông dân nói "Ta chẳng dại gì mà cứu mi, nọc độc của mi đã hại chết bao nhiều người. Ác giả ác báo, số phận mi cứ để ông trời định đoạt đi." Và ông bỏ đi.
Con rắn vô cùng thất vọng và cho rằng mình sắp chết đến nơi rồi. Vừa lúc đó, có một người thương nhân cưỡi xe ngựa ngang qua. Nó cũng cầu xin ông ta cứu nó. Nhưng người thương gia cũng trả lời con rắn như bác nông dân.
Tuy nhiên, con rắn lại nghĩ rằng ông là một thương nhân, thì nó có thể đem lợi lộc ra đổi để cứu được tính mạng của mình.
Nghĩ vậy nên con rắn nói "Món hời trước mắt mà ông lại bỏ qua, thế sao gọi là thương nhân?"
Người thương gia vô cùng ngạc nhiên. Thì con rắn liền nói "Tôi đã ra nông nỗi này thì mong gì được sống. Chỉ tiếc tấm da này, không làm được lợi cho ai."
Người thương nhân nói "Tấm da của mi không còn lành lặn thì làm được gì?"
Con rắn bèn nói "Vậy nên tôi mới mong ông cứu giúp, ông chỉ cần mang tôi về, băng bó cho đến khi tấm da lành lại thì ông có thể lấy da để bán cho người ta làm ví. Nọc hay mật của tôi ông cũng có thể bán lấy tiền vì chúng rất quý. Nhưng ông phải lấy mật khi tôi khỏe mạnh thì chúng với có giá trị."
Thấy con rắn nói có vẻ đúng, người thương nhân quyết định mang con rắn về chữa trị cho nó, những mong sẽ kiếm được món hời.
Ông đã chăm sóc nó rất kỹ. Và như những gì chúng ta đoán trước được. Đến lúc con rắn khỏe trở lại hoàn toàn, nó đã cắn ông ta và bỏ trốn.
Trong chúng ta có rất nhiều người giống như người nông dân kia, thấy kẻ xấu thì họ tránh đi và mặc chúng đấu tranh với nhau. Nhưng cũng có những người như người thương nhân kia, vì chút lợi mà họ sẵn sàng thỏa hiệp với kẻ xấu đồng thời mạo hiểm với tính mạng của mình.

Nếu là bạn, bạn chọn sẽ là người nông dân hay thương nhân.

31.8.2015 – Thứ hai Tuần 22 Thường niên


Lời Chúa: Lc 4, 16-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.”
Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Suyniệm :
 Người nói với họ: Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai anh em vừa nghe. (Lc 4,21)
     Đức Giêsu đã công bố một tin mừng: “hôm nay” chính là ngày Thiên Chúa ban ơn cứu độ, là ngày bắt đầu một năm hồng ân, khi mọi nợ nần của con người với nhau và với Thiên Chúa đều được xoá bỏ. “Hôm nay” không chỉ là hiện tại đối với những người đang hiện diện và chăm chú lắng nghe lời Đức Giêsu nói trong hội đường ngày ấy, song, “hôm nay” còn là hiện tại của chính mỗi người chúng ta, những người cũng đang chăm chú hướng mắt, tai và lòng về Chúa Giêsu. Và vì vậy, niềm vui và sự trầm trồ thán phục trước Đức Giêsu đừng chỉ là thái độ của những người của quá khứ, song cũng phải là thái độ của chính chúng ta, chính thời đại chúng ta.
     Có một thực trạng đáng lo ngại đang diễn ra trong thế giới xung quanh ta: nỗi buồn và sự đau khổ dường như đang lan tràn trong nhân loại. Đó vừa là dấu hiệu, vừa là hậu quả của sự thiếu vắng niềm tin và định hướng cho cuộc đời. Là những được đón nhận Tin mừng, chúng ta phải khám phá và sống niềm vui chứa đựng trong Tin Mừng và ra đi loan báo chính điều ta đã cảm nhận với một tấm lòng nhiệt thành, can đảm, kiên nhẫn và phó thác (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 10).
     Lạy Chúa Giêsu, xin cảm tạ Chúa vì Ngài đã đền trần gian rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Xin cho mỗi người chúng con, vốn đã lãnh nhận hồng ân Đức Tin cách nhưng không, cũng được ơn dám can đảm dấn thân loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa. Amen.


BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG


Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên B
Lc 4, 16-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.”
Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Suy Niệm:
Thời phong kiến, các sĩ tử khi đi thi thì là học trò, khi trở về có thể đã là quan to; trường hợp thi đậu thủ khoa còn được phong làm trạng nguyên. Tân trạng nguyên trở thành niềm tự hào của cả xóm làng, họ hàng, gia tộc.
Cuộc trở về làng gọi là cuộc “vinh quy bái tổ”, được mọi người tung hô, ca tụng…
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, khi làm Chủ tịch nước, ông duyệt các dự án mở mang tỉnh Bình Dương, nhất là đầu tư ngân sách cho hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy mà những người đồng hương với ông được hưởng phúc lợi.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một hình ảnh trái ngược: Sau khi rao giảng và làm phép lạ nhiều nơi, Chúa Giêsu trở về quê nhà Nazareth....
Rời bỏ Nazareth một thời gian dài, Chúa Giêsu đã làm những phép lạ cả thể ở Caphanaum (Mc 1, 21-45); nhưng khi trở về thăm quê hương, thay vì là một cuộc “vinh quy bái tổ” thì Ngài gặp phải sự coi thường, chống đối. Trước những lời giáo huấn của Chúa, họ cũng ngạc nhiên vì Ngài có những lời lẽ khôn ngoan (Lc 4, 22). Nhưng mặt khác, họ cũng thấy Ngài chỉ là con của bác thợ mộc: “Người này không phải là con ông Giuse sao”? Họ không nhận ra Ngài là Đấng cứu thế, là Con Thiên làm người.
Họ thách thức Chúa hãy làm phép lạ như đã làm ở Caphannaum nhưng Ngài không làm. Ngài không làm không phải vì Ngài không làm được nhưng vì họ có thái độ xem thường và kém tin. Để nói lý do không làm phép lạ, Chúa Giêsu đã kể 2 chuyện xảy ra trong thời cựu ước; đó là trường hợp của bà góa thành Sêrepta và tướng quân Syria, cả hai đều là dân ngoại nhưng đã tin và tôn trọng người của Chúa; nhờ vậy họ nhận được phép lạ…
“Bụt nhà không thiêng”: định luật tâm lý đó đã chi phối người Do thái và họ đã đối xử với Đức Giêsu một cách hững hờ, thậm chí là tẩy chay và kết án! Như thánh Gioan đã viết: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài nhưng người nhà đã không đón nhận” (Ga 1, 11). Vì thế, họ đánh mất cơ hội được Chúa thực hiện phép lạ; và nhất là, cơ hội được đón nhận mạc khải nước trời.
- Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Câu chuyện của người Do Thái vẫn có thể là câu chuyện xảy ra với mỗi chúng con hôm nay. Vì thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi vì quá quen thuộc, vì óc thành kiến, chúng con cũng hay xem thường, đánh giá thấp người khác, nhất là những người xuất thân từ giai cấp thấp kém trong xã hội.
Xin cho chúng con, qua lời Chúa ngày hôm nay, biết nhận ra phẩm giá và chân giá trị của những người xung quanh. Vì thật ra, mỗi một con người đều là hình ảnh của chính Chúa vậy. Amen.
Lm. Đaminh Tiến

THẾ NÀO LÀ GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG



Có một chú tiểu khá thông minh, chú luôn đặt những câu hỏi xung quanh cuộc sống. Một ngày nọ, chú hỏi sư thầy của mình:
– Thưa thầy, giá trị cuộc sống của một con người là gì ạ? Con hỏi vậy vì thường ngày thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cuộc sống có giá trị.
Người thầy đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:
– Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.
– Tại sao lại phải vậy thưa sư phụ?
– Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.
Vì sự tò mò nên chú tiểu đã làm theo. Chú mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao nó lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.
Chú ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá 1 đô la. Chú tiểu nhớ lời sư phụ dặn dù bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Mang hòn đá về, chú hỏi sư phụ:
– Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 1 đô la. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy?
Sư thầy cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi còn sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.
Vì tò mò, chú tiểu lại làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ.
Và thật bất ngờ, khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng, chủ tiệm đã trả giá hòn đá là 500 đô la. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua giờ lại có giá như vậy, nhớ lời sư phụ dặn chú tiểu đã không bán và mang về.
Chú vội vàng hỏi tại sao lại như vậy và giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy
Sư phụ cười và nói:
– Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, nhớ là dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không được bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.
Chú tiểu càng tò mò hơn. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Chú nhất quyết không bán và vội về kể lại với sư phụ:
– Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.
– Đó chính là giá trị cuộc sống – Sư thầy nói.
Giá trị cuộc sống của mỗi con người đều do chính chúng ta quyết định, cũng giống như chú tiểu do dự khi mang một hòn đá không có giá đi bán. Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta tạo dựng và đặt ra. Vậy hãy tự đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta và đó là nơi giá trị sống được tôn trọng.
Cuộc sống ở trong tất cả mọi sự việc, từ những điều to lớn cho đến điều đơn giản, thậm chí là ở trong những điều mà chúng ta không hề quan tâm đến. Cuộc sống luôn “nói chuyện” với chúng ta thông qua những điều giản dị nhất và không ngờ đến nhất. Đừng bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc sống của bạn!
Mint
(Dịch từ Fructuous

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

NGƯỜI ĐÀN ÔNG MÙ



Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở bên chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh lại ngồi đó, mắt hướng ra ngoài và kể cho người bạn cùng phòng về cuộc sống đang diễn ra bên ngoài ô cửa nhỏ.Người này kể, người kia nhắm mắt tưởng tượng.Cứ thế,họ cùng tìm niềm vu nho nhỏ mỗi ngày.
Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh : “Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng.Nơi có những chú vịt, chú thiên nga đang nhẹ nhàng lướt mình trên mặt nước,nơi có những em bé đang nô đùa rộn rã tiếng cười,nơi mà các cặp tình nhân tay trong tay, ngập tràn hạnh phúc.Ở nơi đó muôn hoa rực rỡ sắc màu và còn thấy cả đường chân trời ửng đỏ trước cảnh hoàng hôn…”
Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho hai bệnh nhận.Và thật buồn… cô phát hiện ra người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết.Anh ra đi, một cách nhẹ nhàng và bình yêu trong giấc ngủ của mình.Vô cùng đau buồn, cô gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh đi.Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Sau đó, người đàn ông còn lại còn lại ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ.Cô y tá kéo chiếc giường của anh sát lại bên cửa sổ.Sau khi chắc chắn anh đã thoải mái, cô để anh lại một mình.
Một cách chậm chạp và khó khăn, anh tự mình di chuyển bằng khuỷu tay, đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài.Nhưng thật bất ngờ !Tất cả những gì mà anh có thể nhìn được qua ô cửa sổ chỉ là một bức tường trống trơn !
Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn cùng phòng,người vẫn hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những lời kể.Cô y tá cho biết người đàn ông đó bị mù.Nghe xong, anh đã lặng đi, một sự xúc động đến khôn tả dấy lên trong lòng.Chuyện trên đời thật khó hiểu, thế sự như nước chảy mây trôi.Đến một ngày nào đó, ai ai rồi cũng sẽ biến mất khỏi thế gian này, nhưng có những điều được ghi dấu lại.
Lời bình :
Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã đóng góp.
Quan trọng không phải là những thứ  bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn có được trong đời, mà là ý nghĩa thực sự của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không chỉ là năng lực của bạn, mà cả tính cách- là những gì bạn cư xử với mọi người chung quanh.
Quan trọng đâu phải là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn.
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người,mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
(ST)


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Chúa Nhật 22 Thường Niên Năm B Phải Biết Kiểm Ðiểm



(Thứ luật 4,1-2.6-8; Thư Yacôbê 1,17-18.21b-22.27; Tin Mừng Marcô 7,1-8.14-15.21-23)

a

Phúc Âm: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23

"Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân".

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?" Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người".

Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế".



Suy Niệm:

Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B

Thứ luật 4,1-2.6-8; Thư Yacôbê 1,17-18.21b-22.27; Tin Mừng Marcô 7,1-8.14-15.21-23

Gặp hoàn cảnh phải thức thời, con người thường hay do dự. Nhiều khi không phải vì sợ hãi, ngại ngùng; nhưng vì lương tâm bất an và bị giằng co. Một bên là những nguyên tắc luân lý và đạo đức trước đây; và bên kia là những đòi hỏi mới của hoàn cảnh. Làm sao để không thái quá và cũng không bất cập, không cấp tiến cũng không bảo thủ, mà chỉ tiến bộ hoặc tiên tiến? Chắc chắn phải vận dụng óc sáng tạo. Nhưng có lẽ cũng không nên quên những bài học của lịch sử. Và Sách Thánh cũng là một kho tàng khôn ngoan ngay cả về phương diện này. Những bài đọc Kinh Thánh hôm nay là một thí dụ. Chúng ta sẽ thấy vừa phải trung thành với các nguyên tắc đạo đức, vừa phải sáng suốt tiến bộ. Xin Chúa cho chúng ta biết hiểu lời của Người.



1. Phải Chọn Ðường Sống

Bài sách Thứ luật gợi lên một lịch sử đầy biến cố. Bề ngoài đó là những lời Môsê trối cho dân trước khi ông từ giã cõi trần. Ông đang ở bên kia sông Yorđan, biết mình không được vào Ðất Hứa. Dân sẽ được vào. Nhưng ở đó họ sẽ có được hạnh phúc không? Tất cả tùy thuộc ở thái độ của họ trung thành đối với Chúa... Thế mà kinh nghiệm những năm lãnh đạo dân cho Môsê biết Israel không phải là một dân vừa. Hơi gặp hoàn cảnh mới là họ đã sẵn sàng đi dệu dạo, chứ không nhất mực ngay thẳng theo đường lối của Chúa. Thế nên lòng thương dân đã thôi thúc Môsê nói lên những lời cuối cùng này, không phải để họ giữ ngày nay, ngày mai, nhưng mọi ngày trong đời sống và mọi thế hệ trong lịch sử.

Ông có thể làm được công việc ấy không?

Lời khuyên của một người có thể có giá trị cho mọi thế hệ loài người không?

Môsê đã không quá tự phụ ư?

Con người của ông không phải như vậy. Ðây chỉ là những lời người ta gán cho ông. Và chắc chắn ông sung sướng lãnh vinh dự này. Những lời đó hợp ý với ông. Và nhất là chúng không phải là của riêng cá nhân một tác giả nào. Chúng là thành quả của một tinh thần trung kiên qua nhiều thế hệ lịch sử của dân Chúa. Và tinh thần này đã bắt đầu từ Môsê.

Quả vậy, sách Thứ Luật là tác phẩm của tinh thần dân Chúa. Nó thu góp các suy tư chân chính của nhiều thế hệ lịch sử. Người ta coi Môsê là tác giả chỉ vì mọi suy tư ở đây đều phát xuất từ giao ước và chỉ muốn trung thành với giao ước Sinai. Giá trị của nó nằm ở chỗ nó là những bài học rút ra từ nhiều kinh nghiệm sống. Chúng ta có thể tin ở những lời khuyên của sách này vì có thể nói ngay hoàn cảnh mới vừa đến với chúng ta, nó cũng đã trải qua.

Vậy, mở đầu bài sách đó hôm nay, Môsê nói với mọi người: "Hãy nghe". Ðó là tiếng nói của người khôn, đầy kinh nghiệm. Và Môsê nói tiếp. Các ngươi hãy giữ lệnh truyền để được sống và được đất hứa. Ðó là điều không được tranh luận bàn cãi. Là vấn đề một sống một chết, có thế thôi. Giữ Luật Chúa thì sống, bằng không thì chết. Mà chết và sống ở đây có ý nghĩa thực tế cụ thể chứ không bóng bẩy. Thiên Chúa chỉ ban Ðất Hứa và các Lời Hứa của Người cho kẻ giữ Luật. Kẻ không giữ Luật, không có chỗ đứng, không có nơi tựa, nó sẽ hư vong.

Ước gì chúng ta không bao giờ quên nguyên tắc này. Gặp hoàn cảnh mới mẻ đến đâu đời sống con người vẫn phải nắm giữ một số Luật điều. Vứt bỏ mọi sự, kể cả nguyên tắc phải giữ luật và phải sống có kỷ luật, là biến mình trở nên bọt sóng để tùy gió đánh đi. Con người sinh ra có gốc. Ðời sống con người phải có phương hướng. Chúng ta phải chọn đường sống, như lời Môsê nói hôm nay.

Tuy nhiên ông rất thận trọng. Ông nói: Không được thêm gì vào luật Chúa, cũng không được xén bớt. Và đó là điều không dễ. Nó đòi người ta luôn luôn phải kiểm điểm thành khẩn trước mặt Chúa. Tiếc thay, con người lại ít khi muốn đến trước nhan Người. Họ luôn muốn lưu lại nơi thế giới tạo vật. Có khi lương tâm ray rứt, thúc đẩy họ đi gặp Chúa, thì họ lại lười biếng lấy một tạo vật làm ngẫu tượng để thay thế cho Người. Rồi họ nghĩ ra những yêu cầu của ngẫu tượng ấy. Dần dần họ không còn nhớ và sống theo Luật chúa nữa nhưng đã lấy truyền thống và tập quán loài người làm luật sống. Bài Tin Mừng hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này. Nhưng Môsê, ngay từ đầu đã cảnh giác người ta. Ông dạy phải luôn luôn tìm ra ý Chúa. Chỉ có nó là lẽ sống của con người và là đường dẫn họ đến sự sống.

Ai giữ đúng luật Chúa sẽ luôn luôn có thể tự phụ. Họ sẽ là người "khôn ngoan minh mẫn ở trước mắt các dân", vì những điều họ giữ thật là những phán quyết công minh. Hơn thế nữa, các dân sẽ thấy rằng sẽ trải qua các thời đại và cảnh đời tang bồng mà luật pháp vẫn như vậy, thì là dấu nó không do lòng người thay đổi làm ra, nhưng phải do Ðấng vĩnh cửu bất biến đã phán quyết. Và như thế thật là hạnh phúc và vinh dự cho dân tộc, cho con người được Thiên Chúa ở gần và chăm sóc như vậy.

Những suy nghĩ của sách Thứ Luật rõ ràng rất sâu xa. Nó khiến chúng ta tin tưởng vào nguyên tắc. Ðó là lẽ sống. Và đó là vinh dự. Không phải Môsê đã tự ý nói lên được những lời chân thật trên đây. Ðó là kinh nghiệm của cả một dân tộc trải qua cuộc đời bể dâu và sóng gió. Ðây còn là dân tộc được Thiên Chúa lựa chọn và hướng dẫn. Thế nên, những lời sách Thứ Luật hôm nay đúng ra là tiếng nói của Chúa Thánh Thần và của chính Thiên Chúa. Người mạc khải cho chúng ta chân lý này: nếu con người muốn sống và chiếm được đất hứa, tức là hạnh phúc, họ phải giữ luật. Và phải giữ và chỉ giữ đúng luật của Người. Không những đó là đường sống cho họ mà còn là vinh dự ở trước mắt các dân. Ai hiểu như vậy mà còn có thể sống như không có nguyên tắc và phương hướng? Và gặp hoàn cảnh đổi đời, ai tưởng rằng chỉ cần "cho de" những nguyên tắc cũ mà không chấp hành những lệnh truyền mới? Mọi tình hình mới chỉ là cơ hội để khám phá ra nhiệm vụ mới. Ðó là điều ít khi người ta muốn làm, như người Dothái trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng chúng ta hãy nghe lời Ðức Yêsu dạy.



2. Phải Biết Kiểm Ðiểm

Người lại đụng độ với bọn Biệt phái và Luật sĩ. Nói đúng hơn, bọn người bảo thủ và lạc hậu này chỉ muốn riết Người vào kỷ luật. Họ thấy môn đồ của Người không rửa tay trước khi dùng bữa. Thế là họ đùng đùng tấn công: "Vì lẽ gì mà môn đồ của ông không giữ lệ truyền của tiền nhân?" Họ nói như ai cũng sống trong môi trường của họ. Tiền nhân của họ là ai? Lệ truyền ấy có từ hồi nào? Môsê đã chẳng nói trong sách Thứ luật rằng: đừng thêm thắt, xén bớt Luật Chúa sao? Ðức Yêsu lại còn thấy bộ mặt giả hình, giả đạo đức, giả nhân nghĩa của họ nữa. Thế nên Người trả lời và soi sáng cho họ hai điểm. Một là họ đã gạt lệnh truyền của Thiên Chúa, mà cố thủ lấy lệ truyền của loài người. Và hai là họ chỉ chú trọng rửa tay bên ngoài mà không thanh tẩy lòng trí bên trong. Nói đúng ra, Ðức Yêsu đã hỏi quật lại họ hơn là chỉ trả lời cho câu hỏi. Người không cắt nghĩa vì sao các môn đồ không rửa tay trước khi dùng bữa; nhưng lại vạch ra cho bọn Biệt phái và Luật sĩ biết đời sống của họ không vô tội đâu. Nó còn xấu xa là khác. Vì nó không giữ luật Chúa, một chỉ làm theo tập tục. Nó chỉ chải chuốt bộ mặt bên ngoài và để yên ao tù dơ nhớp nơi tâm hồn.

Nhiều người không thích câu Ðức Yêsu đã nói về điều gì tự bên ngoài mà vào bụng không làm cho người ta ra ô uế, nhưng mọi điều xấu xa làm ô uế đều tự bên trong mà xuất ra. Nhưng chúng ta hãy hiểu thái độ quyết liệt của Người... Ở thời bấy giờ, người Dothái có những phân biệt rất vật chất về những gì sạch và dơ. Nếp sống đạo của họ căn cứ vào những việc giữ luật lệ này. Ðến nỗi họ không còn để ý đến tư cách của tâm hồn, mà chỉ còn quan tâm đến những cái hình thức. Ðức Yêsu gọi họ là bọn giả hình, là có cơ sở. Chúng ta hãy nhớ đến một người như Phêrô. Một ngày kia, gần đến giờ ăn trưa. Ông đói bụng và thiếp ngủ đi. Và ông mơ thấy Chúa bảo phải ăn mớ ếch nhái trong tấm mền ở trên trời thả xuống. Phản ứng của ông là của Dothái giáo. Ông lắc đầu bảo rằng đây là vật dơ, người đạo đức không được ăn kẻo ra ô uế. Ông cũng cố thủ lệ truyền của loài người mà gạt lệnh truyền của Chúa vừa bảo ông. Ðến nỗi Chúa phải nhắc nhở cho ông rằng: Những gì Thiên Chúa đã tẩy sạch thì đừng gọi là dơ nữa!

Tựu trung, óc vụ hình thức vẫn thật là khó chữa. Lâu ngày nó thi hành lệ truyền của loài người và quên lệnh truyền của Thiên Chúa, thành ra có lúc nó dám vịn vào lệ truyền của phàm nhân để cưỡng lại lệnh truyền của Ðấng Tối Cao. Kh6ng những nó đa lấy ngẫu tượng thay cho Thiên Chúa mà còn đi đến chỗ dùng ngẫu tượng nghịch lại Ngài.

Ðức Yêsu hôm nay muốn mạc khải điều đó. Người muốn người ta phải kiểm điểm lại đời sống tôn giáo và đạo đức của mình. Và để khỏi tiếp tục lầm lạc, người khuyên mọi người hãy bắt đầu rửa sạch lòng mình, để nguồn có trong thì những dòng tư tưởng chạy ra từ tâm hồn mới sạch. Công việc này ai cũng phải làm và phải làm đi làm lại. Bài thư Yacôbê khi ấy sẽ có giá trị thiết thực.



3. Phải Chịu Lấy Lời

Gọi đây là một thư thì cũng chỉ là cách nói. Ðúng ra nó là một bản văn giáo huấn các tín hữu. Người ta không nên tìm ở đây những tư tưởng độc đáo. Nhưng đọc xong ai cũng cảm thấy tác giả bức thư này rất thành tâm. Ông đòi tin-hành nhất thiết phải đi đôi; không được nhị tâm và đi dệu dạo, tức là đừng nghĩ rằng có thể làm tôi Thiên Chúa mà lòng lại chiều theo thế gian được. Những câu đầu tiên đọc trong phụng vụ hôm nay đã nói rõ vì sao như vậy. Tác giả viết: "Ơn tốt lành, lộc trọn hảo, hết thảy đều do trên, xuống từ Cha các tinh sao sáng láng; nơi Người không có biến dịch, hay vì xoay vần mà khuất bóng". Mới đọc chúng ta có thể thấy khó hiểu. Nhưng đây là những lời quan trọng. Tác giả nói đến nguồn gốc, căn nguyên, cơ sở của lòng đạo đức chân thật.

Quả vậy lòng đạo đức của chúng ta không xây trên những cái gì đổi thay, khi sáng khi mờ. Không, nó là ơn Chúa ban. Người là Ðấng tạo hóa. Người đã dựng nên tinh tú. Người là Ðấng hoàn toàn sáng láng, chẳng bao giờ có thể mờ tối vì Người chẳng bao giờ thay đổi và khuất bóng. Nói rằng các nguyên tắc đạo đức căn bản có thể thay đổi và châm chước được là nói đến một thứ đạo đức không lấy Chúa làm nền tảng và nguồn gốc. Môsê trong sách Thứ luật đã nói: đừng thêm thắt bớt xén luật Chúa cũng là nói theo nghĩa đó. Và cũng vì vậy trong bài Tin Mừng, Ðức Yêsu bảo phải luôn thanh tẩy tâm hồn.

Ở đây Yacôbê cũng dạy "phải khử trừ mọi thứ uế nhơ và khiêm nhu chịu lấy lời vốn đã được gieo sẵn trong lòng". Người muốn hết thảy hãy thanh tẩy mọi dục vọng và lệ truyền để làm sáng tỏ Lời Tin Mừng cứu độ đã được gieo vào lòng tín hữu khi lãnh nhận đức tin. Ðó không phải chỉ là Lời chân lý, nhưng còn là chính Ngôi Lời Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và bây giờ còn mầu nhiệm lưu lại trong các tâm hồn trong sạch. Chính lời đó mới cứu được linh hồn chúng ta khi chúng ta chỉ nghe tiếng Người.

Và Người không chấp nhận cho chúng ta tin Người và mang danh hiệu Kitô hữu của Người mà không thi hành lệnh truyền của Người. Và lệnh truyền ấy là hãy yêu thương anh em, như lời Yoan viết; hay như lời Yacôbê nói hôm nay là: viếng thăm cô nhi quả phụ... Chính nếp sống bác ái chân chính này giữ gìn chúng ta không "bợn vết nhơ của thế gian".

Như vậy cả ba bài Kinh Thánh hôm nay đã cho chúng ta phương hướng để sống đạo đức. Dù hoàn cảnh có đổi thay và tình hình có mới mẻ, người tín hữu vẫn phải sống có nguyên tắc. Dĩ nhiên không được bắt chước người Dothái lấy lệ truyền của loài người làm chân lý bất di chuyển; và tệ hơn còn vịn vào nó để khước từ lệnh truyền của Thiên Chúa. Không, hoàn cảnh mới chỉ đem lại cho chúng ta cơ hội kiểm điểm lại đời sống của mình; không phải chỉ nhìn vào những cái bên ngoài, nhưng phải đi sâu vào tâm hồn, để gạt bỏ những lớp bụi ô uế đầy gian tà hầu tìm ra Lời Chúa và hình ảnh của Người đã được gieo sẵn và in sẵn trong tâm khảm. Ánh sáng của Chúa sẽ lóe lên. Tiếng nói của Người sẽ trong trẻo. Chúng ta đi theo ánh sáng đó và thi hành tiếng nói đó thì sẽ đạo đức chân thật. Và mọi người sẽ thấy chúng ta bác ái hơn vì đạo Chúa là bác ái.

Giờ đây chúng ta sửa soạn tâm hồn đón Chúa vào lòng để từ đó mọi giòng tư tưởng biến ra hành động của đời sống chúng ta trở nên đạo đức, trong lành.



(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)

Chúa Nhật 22 mùa Thường niên, B



Chủ đề trung thành phụng thờ Thiên Chúa và làm môn đệ Chúa Ki-tô được tiếp tục quảng diễn qua những bài đọc hôm nay. Phụng thờ và làm môn đệ không thể mang ý nghĩa đơn giản và có phần tiêu cực là chỉ nhận biết sự siêu việt của Thiên Chúa và vai trò làm Thầy của Chúa Ki-tô, nhưng còn là tích cực thực hành những thánh chỉ của Thiên Chúa và sống những điều Chúa Ki-tô dạy dỗ. Bài đọc Cựu Ước cho thấy ông Mô-sê đã nhắc nhở dân Ít-ra-en về cách phụng thờ đích thực, cũng như trong bài Tin Mừng Chúa Giê-su đã kịch liệt chống lại thứ phụng thờ “bằng môi bằng miệng” của nhóm Pha-ri-sêu và muốn phục hồi cái hồn của sự phụng thờ là tấm lòng. Thánh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đi theo con đường Chúa Ki-tô mà khích lệ các tín hữu “hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình”.

1. Dân Ít-ra-en không được thay đổi mệnh lệnh của Thiên Chúa (bài đọc Cựu Ước – Đệ nhị luật 4:1-2.6-8)

Thiên Chúa cho ông Mô-sê biết là ông sẽ chết trước khi dân Ít-ra-en vượt qua sông Gio-đan để vào đất hứa. Thao thức với những lần bất trung của dân Chúa, ông Mô-sê thường lập đi lập lại cho họ nghe những chỉ thị của Thiên Chúa. Trong diễn từ qua bài đọc hôm nay, ông truyền cho họ không được thay đổi bất cứ điều gì trong những thánh chỉ của Thiên Chúa. Ông cũng khẳng định nếu họ có tuân giữ thì mới “được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất Thiên Chúa ban cho họ” (Đnl 4:1).
Thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa được chứa đựng trong Lề Luật Người đã ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê. Lề Luật gồm tóm trong hai mối quan hệ yêu thương là mến Chúa và yêu tha nhân. Mặc dù ông Mô-sê đã căn dặn kỹ lưỡng, nhưng những người lãnh đạo dân Chúa đã lấy lòng mình làm tiêu chuẩn để sửa đổi Lề Luật của Chúa. Họ đưa ra những cách phụng thờ Thiên Chúa không dựa trên cảm nghiệm của tâm hồn hay của đức tin, nhưng trên những hình thức bề ngoài khoa trương mà họ gọi là những “truyền thống”. Những điều luật vụ hình thức và tỉ mỉ không thể diễn ta được tâm hồn “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn”, mà chỉ vẽ ra cái vẻ đạo đức bề ngoài. Những câu Kinh Thánh được viết, đựng trong hộp nhỏ và đeo vào tua áo dài không phải để nhắc nhớ họ sống Lời Chúa, nhưng đã trở thành đồ trang sức cho lòng đạo đức giả tạo của họ. Mười giới răn Chúa ban từ núi Xi-nai nay lại được giải thích thành 613 điều gồm những luật lệ trói buộc con người và làm cho con người thành nô lệ cho lề luật. Dân Ít-ra-en tự hào là “một dân khôn ngoan và thông minh” (Đnl 4:6) giờ đây biến thành dân tộc dại khờ và ngu muội, chỉ vì họ đã đánh mất tinh thần khi tuân giữ Lề Luật của Chúa. Dân tộc ấy tự xưng là “vĩ đại vì được Đức Chúa là Thiên Chúa ở gần” nay chỉ còn là dân tộc không ai biết tới, vì họ đã chối bỏ Thiên Chúa. Những người lãnh đạo đã thay đổi thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa bằng cách bỏ đi cái hồn của Lề Luật và khoác cho Lề Luật một bộ áo nặng nề hình thức. Chúa Giê-su đã nói về họ: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23:4).
Trước sự thay đổi đáng buồn và nguy hiểm ấy, có một Đấng được Thiên Chúa sai đến để phục hồi tinh thần tuân giữ Lề Luật, là tinh thần đã bị thay thế bằng sự câu nệ hình thức bề ngoài. Đấng ấy là Chúa Giê-su. Người phán: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5:17).

2. Chúa Giê-su canh tân tinh thần tuân giữ Lề Luật (bài Tin Mừng – Mác-cô 7:1-8a.14-15.21-23)

Sống trong một cộng đồng bị trói buộc trong những luật lệ khắt khe của con người, hẳn người ta phải cảm thấy ngột ngạt khó chịu. Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thoáng thấy được cảnh ngột ngạt ấy qua hình ảnh “có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư vây quanh Đức Giê-su” (Mc 7:1). Họ là những người đại diện cho “luật lệ và truyền thống của tiền nhân”. Họ đang bao vây Chúa Giê-su, dò xét Người và tìm cách bắt bẻ hoặc làm hại thanh danh của Người. Cũng như mọi người, Chúa Giê-su đang sống trong bầu khí ngột ngạt ấy. Người thấy cần phải nói thẳng nói thật, giải phóng dân chúng khỏi ách nô lệ cho lề luật và truyền thống. Do đó, Người đã thẳng thắn tố cáo nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư.
Nhân dịp các môn đệ Chúa không tuân thủ luật về sự thanh khiết vì họ không rửa tay trước khi ăn uống, nên bị các Pha-ri-sêu và kinh sư khiển trách, Chúa Giê-su đã cho những ông thầy giả hình này một bài học về việc “họ tôn kính Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, còn lòng họ thì lại xa Người”. Người dùng chính những lời của ngôn sứ I-sai-a để tố cáo họ “đã gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm” (Mc 7:8a). Người dùng chính những hình ảnh về sự thanh khiết bề ngoài để cho họ thấy đâu là sự thanh khiết bên trong tâm hồn. Thanh khiết bề ngoài đơn thuần là những nghi thức, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nhưng nếu không có sự thanh khiết tâm hồn, con người mới trở nên ô uế. Những cái làm ô uế tâm hồn người ta thì có nhiều lắm. Chúng phát xuất “từ bên trong, từ lòng người”, như “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7:21-22).
Trình bày như vậy, Chúa Giê-su muốn nhắn đám Pha-ri-sêu và kinh sư rằng: nếu các ông chỉ chú trọng đến những nghi thức bề ngoài, thì đúng là các ông chỉ “tôn kính Thiên Chúa bằng môi bằng miệng”, còn nếu các ông muốn tôn kính Chúa thật lòng, thì các ông hãy lo giữ tâm hồn cho thanh khiết và rửa sạch những gì làm ô uế tâm hồn các ông. Nói khác đi, Chúa bảo họ hãy thay đổi cách tuân thủ Lề Luật, “làm chủ ngày sa-bát, chứ đừng để ngày sa-bát làm chủ mình”, hãy trở lại với Lề Luật đích thực của Chúa, chứ đừng vênh vang bám lấy những giới luật phàm nhân do họ đề ra. Động lực tuân giữ Lề Luật không phải là “lấy tín chỉ” để vào thiên đàng hoặc tạo cái nhãn hiệu đạo đức cho mình, nhưng là vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh chị em.
Thay đổi động lực giữ luật cũng là vấn đề nhức nhối cho nhiều Ki-tô hữu. Hỏi có bao nhiêu người tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật thực sự vì lòng yêu mến Chúa, muốn đến dự tiệc Thánh Thể với Chúa Ki-tô và cộng đoàn, hay chỉ vì muốn “giữ luật xem lễ ngày Chúa Nhật”, đừng kể đến những lý do không chính đáng khác như khoe áo quần, chức tước, cặp bồ, “đi lễ đi liếc”...? Lòng yêu mến phải là động lực cho mọi sự. Có lẽ “căn bệnh Pha-ri-sêu” đã ăn sâu vào tâm hồn ta, khiến ta giữ luật một cách máy móc, thi hành như một con rối mà thiếu mất yếu tố căn bản là cái hồn. Nhận thấy khó khăn ấy, Chúa Giê-su mới nhấn mạnh: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ...” (Mc 7:14). Liệu ta có lắng nghe Chúa nói và hiểu cho rõ để chữa chạy căn bệnh Pha-ri-sêu không?

3. “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành” (bài đọc Tân Ước – Gia-cô-bê 1:17-18.21b-22.27)

Cho tới khi Chúa Giê-su hoàn tất sứ mệnh nơi trần gian, các Tông đồ mới thực sự hiểu được lời Người phán: “Thầy không đến để bãi bỏ Luật Mô-sê, nhưng để kiện toàn”. Một trong những phương thức Người đã kiện toàn, đó là sống động lực tình yêu trong mọi sự, kể cả cái chết vì yêu thương. Ngôi Lời mặc lấy xác phàm đã sống trọn vẹn thánh chỉ của Thiên Chúa, là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương nhân loại đến nỗi sẵn sàng chịu chết để cứu độ họ. Nhờ thi hành thánh chỉ Thiên Chúa như vậy, Ngôi Lời đã đem về cho Thiên Chúa một nhân loại mới. Đó là ý nghĩa điều thánh Gia-cô-bê đã viết trong thư: “Thiên Chúa Cha đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người” (Gc 1:18). Lời, tức là Chúa Giê-su, trở thành Lề Luật Mới, Lề Luật của Tình Yêu, và Chúa Cha ban cho nhân loại để mọi người sống theo. Thánh Gia-cô-bê dùng lại hình ảnh hạt giống mà Chúa Giê-su đã dùng để nói về việc đón nhận Lời. “Anh em hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em; Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em” (Gc 1:21b).
Cách thức ta phải đón nhận Lời là: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình” (c. 22). Thực ra ngài cũng chỉ lập lại lời của Chúa Giê-su thôi. Kẻ nào lắng nghe lời Chúa mà đem ra thực hành thì giống như người xây nhà trên nền đá, vững chắc (x. Mt 7:21-27). Còn người “nghe suông”, tức là nghe rồi để đấy, thì tự lừa dối mình vì Lời chẳng có ảnh hưởng gì nơi họ. Trái lại, kẻ nghe Lời và thực hành, tức là để cho Lời đào tạo, cắt tỉa, thay đổi con người họ và giúp họ trưởng thành tới mức độ viên mãn trong Chúa Ki-tô thì dĩ nhiên sẽ được chung phần sự sống đời đời với Chúa Ki-tô. Thái độ “nghe suông” cũng thường gặp thấy nơi ta hoặc rất nhiều Ki-tô hữu khác. Thậm chí có người về nhà sau khi dự Thánh Lễ cũng không biết được các bài đọc hôm nay nói điều gì nữa. Không biết hoặc không lắng nghe thì làm sao nói đến chuyện thực hành.

4. Sống Lời Chúa

Các bài đọc trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đồng thanh nhắc nhở ta về phương thức tuân giữ luật Chúa và đón nhận Lời Người. Động lực khiến ta tuân giữ luật Chúa và Giáo Hội là do lòng yêu mến của ta đối với Chúa và anh chị em. Chúa Giê-su đã nêu gương tuân giữ lề luật bằng cách thể hiện trọn vẹn trong cuộc sống của Người. Tất cả lề luật được gồm tóm trong tình yêu, nên Chúa Giê-su đã sống hoàn toàn vì yêu thương cũng như đã chết vì yêu thương. Đó là gương thực hành những điều Người đã dạy để ta bắt chước và bước theo Người.

Suy nghĩ: Căn bệnh Pha-ri-sêu, tức căn bệnh thờ kính Chúa bằng môi bằng miệng, có phải là căn bệnh tôi đang mắc phải không? Đâu là những triệu chứng của căn bệnh ấy? Tôi phải chữa trị làm sao?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn để lòng suy nghĩ những điều hay lẽ phải và mau mắn đem ra thực hành. Lại bởi vì chúng con không thể nào tồn tại nếu không có Chúa phù hộ chở che, xin giúp chúng con hằng biết thuận theo ý Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. A-men. (Lời nguyện Nhập lễ Thứ Năm tuần I mùa Chay).


Lm. Đaminh Trần Đình Nhi


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Pho Tượng Ðá



Trong những giai thoại về các thánh ẩn tu vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo có câu chuyện sau đây:
Bẩy vị ẩn tu nọ kéo nhau đến sống trong một ngôi đền bỏ hoang của người Ai-cập. Phía trước ngôi đền có một pho tượng đá. Ðây là pho tượng duy nhất còn sót lại sau khi ngôi đền bị cướp phá.
Vị cao niên trong bảy tu sĩ ấy tên là Ðu-bô. Ông được anh em bầu lên làm bề trên của cộng đoàn.
Ðể dạy cho anh em một qui luật cơ bản của đời sống cộng đoàn, mỗi buổi sáng ông ra đứng trước pho tượng, nhặt một hòn đá ném mạnh vào đó. Rồi chiều đến ông lại trở ra đứng trước pho tượng và lớn tiếng xin lỗi vì hành động ném đá của ông.
Cử chỉ khác thường của vị bề trên ấy kéo dài trong một thời gian khá lâu.
Một ngày kia, không còn làm chủ được tính tò mò, một người anh em trong cộng đoàn đã hỏi lý do của hành động khó hiểu ấy.
Vị bề trên đã trả lời bằng cách hỏi lại người đó như sau:
- Khi tôi ném đá vào pho tượng, pho tượng có lung lay không?
Người kia trả lời:
- Thưa, không.
Vị bề trên hỏi tiếp:
- Buổi chiều khi tôi đến xin lỗi, pho tượng ấy có để lộ xúc động nào không?
Người anh em cũng trả lời:
- Thưa, không.
Bấy giờ vị bề trên mới giải thích:
- Anh em thân mến, chúng ta có tất cả bảy người trong cộng đoàn. Nếu chúng ta muốn sống hiệp nhất yêu thương nhau, chúng ta cũng hãy sống như pho tượng này.
Ðừng ai trong chúng ta tỏ ra giận dữ khi có người trong anh em xúc phạm đến mình. Và cũng đừng ai trong chúng ta tỏ ra hãnh diện khi có người đến xin lỗi mình.
Lời khuyên trên đây của vị bề trên đã được mọi người vui vẻ đón nhận. Và từ đó họ sống với nhau trong hòa thuận, an bình.
*
* *
"Hãy để cho tôi yên!", có lẽ đó là phản ứng thông thường của chúng ta khi bị người khác quấy rầy. Ai cũng muốn tránh sự quấy rầy của người khác. Ai cũng muốn co cụm trong vỏ ốc của mình.
Bình an nội tâm không thể là kết quả của sự trốn chạy, nhất là trốn chạy khỏi tha nhân.
Kinh nghiệm cho thấy càng trốn chạy tha nhân, càng khước từ và xua đuổi tha nhân ra khỏi tâm hồn chúng ta càng cảm thấy bị đầy đọa và cô đơn.
Một trong những điều kiện để có bình an nội tâm thực sự chính là đón nhận tha nhân, là tạo được sự hài hòa với tha nhân.
Qui luật cơ bản mà vị bề trên kia cho áp dụng trong cộng đoàn của mình cũng có giá trị cho mọi người chúng ta.
Sống là sống với tha nhân. Cuộc sống chỉ thực sự có khi con người biết chấp nhận nhau, biết tha thứ cho nhau.

NHÌN ĐƯỜNG MÀ ĐI CHỨ



Vào thời xưa ở Nhật Bản, người ta thường sử dụng đèn làm bằng tre dán giấy với ngọn nến cháy sáng bên trong.Có một người đưa cây đèn ống tre ấy cho người bạn mù của mình, khi tiễn bạn ra về lúc trời đã tối.
Người mù từ chối và nói : “Tôi đâu có cần đèn.Đối với tôi, trời sáng hay tối đều như nhau”.
Người bạn trả lời : “Tôi biết là bạn không cần đèn để nhìn thấy đường đi.Nhưng những người khác sẽ nhìn thấy đèn mà tránh không đụng vào bạn”.
Người mù cằm lấy đèn và đi về nhà mình. Nhưng đến một đoạn,bỗng có người đâm sầm vào anh ta.Người mù la lên :”Nhìn đường mà đi chứ.Anh không thấy đèn sao ?”
Người kia ôn tồn trả lời : “ Nhưng đèn của anh đã tắt rồi, anh bạn ạ”.
Sứ điệp cho bạn :
Có những người cao ngạo làm đổ vỡ thế giới, mà chẳng nhận ra mình là những người mù đang cằm trong tay cái đèn đã tắt.Thế mà nhiều người trong họ tự xưng mình là “thầy dạy”hay “tiến sĩ”

VỊ THIỀN SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ



Ngày xưa, một vị thiền sư có việc phải sang sông.Ngồi trên sông, vị thiền sư để ý đến nhan sắc xinh đẹp của cô lái đò miền quê.Đến khi lên tới bờ, mỗi vị hành khách trả cho cô lái đò một quan tiền. Đến lượt vị thiền sư, ông cũng định trả cho cô lái đò một quan tiền giống như những vị khách kia.Thế nhưng, cô lái đò lại hóm hỉnh nói :
- Xin thầy trả cho tôi hai quan tiền.Một quan tiền cho đi đò và một quan tiền về khoản nhìn người lái.
Vì là một người không thích tranh cãi chỗ đông người,vị thiền sư đưa cho cô lái đó đúng hai quan tiền, nhưng trong lòng vị thiền sư ấm ức không chịu nổi. Ông cắm đầu nhìn xuống đất mà đi.Nhưng vừa đi được một đoạn cô lái đò lại gọi giật lại :
- Xin thầy cho xin năm quan tiền.
Lần này không nhịn được nữa,vị thiền sư quay lại cãi :
- Tôi có nhìn cô nữa đâu mà đòi tiền.
Cô lái đò trả lời :
- Đồng ý là bây giờ thầy không nhìn tôi bằng con mắt,nhưng thầy đã nhìn tôi bằng con tim.Vì vậy tôi mới tăng giá lên gấp đôi.
Sứ điệp cho bạn :
Bạn hãy để tâm mình luôn trong sáng,đừng để cho những tham lam ích kỷ nhỏ nhen xâm chiếm bạn, hãy sống thật với lòng mình và hết mình yêu thương mọi người.
( Theo Internet)

Thứ Bảy, ngày 22.21.2015


Lễ Đức Maria Nữ Vương
Lc 1, 26-38
"Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một Con trai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một Trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, Trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà Trinh nữ và chào rằng:
"Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận". Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"
Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế, Đấng Bà sinh ra sẽ là Đấng Thánh, và đưọc gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".
Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà. Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Kể từ giây phút đáp lời "Xin vâng", Mẹ đã trọn đời mình sống theo thánh ý Thiên Chúa. Lời "Xin vâng" Mẹ cất lên giờ đây không chỉ là lời chúc phúc cho riêng cuộc đời Mẹ mà cho cả toàn nhân loại. Từ đây muôn người sẽ khen Mẹ diễm phúc vì phận nữ tỳ được Thiên Chúa nhìn đến. Nhờ tiếng "Xin vâng", Thiên Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ cho toàn nhân loại. Niềm khao khát chờ mong Đấng Cứu Thế bấy lâu nay được Mẹ đại diện toàn nhân loại đón nhận Đấng Thánh vào lòng. Mẹ cất lời "Xin vâng", vì Mẹ tin rằng những gì Thiên Chúa hứa, Ngài sẽ thực hiện nơi cuộc đời Mẹ. Nếu Eva năm xưa do nghe lời xúi dục của con rắn mà bất tuân với lệnh Chúa thì giờ đây qua lời truyền tin của sứ thần, Mẹ đã nói lời "Xin vâng", để trở nên một Eva mới đón nhận lời chúc phúc của Thiên Chúa "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc 1, 35 ). Là người được Thiên Chúa tuyển chọn và chúc phúc, Mẹ đã không giữ điều đó riêng cho mình, nhưng đã vội vã ra đi mang Chúa đến cho người khác "bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi" (Lc 1, 43 ). Chính khi Mẹ biết đến với người khác là lúc Mẹ tiếp tục để Chúa ban phúc ân trên đời Mẹ.
Mừng lễ Nữ Vương hôm nay, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm nhân đức khiêm nhường của phận nữ tỳ hèn mọn năm xưa cúi mình nói lời Xin Vâng với thánh ý Chúa, nay được Chúa tôn phong làm Nữ Vương trời đất. Chiêm ngắm mẫu gương Mẹ, chúng ta xét lại lòng mình, vì bao lần chúng ta vẫn chưa thật sự sống khiêm nhường, vẫn để cho cái tôi kiêu ngạo hoành hành gây bao khổ tâm cho người khác. Cũng đã bao lần, chúng ta vẫn chưa dám mở lòng mình để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn và để Ngài thực hiện ý Chúa trong cuộc đời chúng ta.
Lạy Cha là Chúa cả trời đất, có điều gì chúng con hiện có mà không đến từ nơi Cha, nhưng tại sao chúng con vẫn cứ bám víu vào những cái mau qua ấy. Xin cho chúng con biết noi gương Đức Maria, dám sống niềm tin tưởng và trao phó đời mình cho Cha hầu danh Cha được cả sáng. Amen.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

21.8.2015 – Thứ sáu Tuần 20 Thường niên

Lời Chúa: Mt 22, 34-40

Khi nghe tin Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?” Ðức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là điều răn trọng nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.”

Suy niệm

Bài Tin Mừng hôm nay mô tả lại việc một vị Kinh sư đến gặp Đức Giêsu. Ông đã hỏi Chúa về điều răn quan trọng nhất. Đức Giêsu đã khẳng định rằng điều răn đầu tiên và quan trọng nhất đó là yêu mến Thiên Chúa. Ta phải yêu mến Chúa với hết sức lực và trọn vẹn bản thân. Chúa Giêsu chỉ được hỏi về điều răn quan trọng nhất nhưng Người còn tỏ cho ta biết một điều răn thứ hai quan trọng không kém là phải yêu người thân cận như chính mình. Tình yêu đối với người thân cận cũng phải có cùng một bản chất của tình yêu đối với bản thân ta. Yêu thương chính mình là chấp nhận bản thân ta theo ý muốn của Thiên Chúa.

Hai điều răn trên không thể tách rời mà chúng là biểu hiện một tình yêu duy nhất. Thánh Gioan đã nói: "Nếu ai nói: 'tôi yêu mến Thiên Chúa' mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4,20). Yêu thương Thiên Chúa không có nghĩa là cho Ngài cái gì đó như: thì giờ, lời kinh, tiếng hát…, nhưng là đón nhận các quà tặng của Ngài, nhất là trở thành công cụ trong tay Ngài để Ngài tùy nghi sử dụng. Vậy, Ta đã trở thành hiện thân của tình yêu Chúa cho mọi người ta gặp gỡ chưa?

Cầu nguyện

Lạy Chúa, nhìn lại đời sống của mình con thấy mình vẫn còn những khuynh hướng sống đạo chưa phù hợp với Phúc Âm. Nhiều lúc con đi dâng lễ chỉ vì luật buộc hoặc vì sức ép của gia đình hay vì sợ người khác chê bai. Đôi khi con thấy rằng mình chỉ cố gắng yêu mến Chúa mà lại coi nhẹ việc yêu thương người khác. Xin ban cho con biết yêu người như yêu chính mình, yêu người như yêu Chúa và yêu người như Chúa đã yêu con. Amen.



Chúa nhật 21 Thường Niên


Ga 6,61-70
A. Nội dung :
Kết quả của bài giảng về Thánh Thể :
- Nhiều người cho là chói tai, bỏ đi, trong số đó có cả các môn đệ : “Từ hôm đó, có nhiều môn đệ rút lui không theo Ngài nữa”.
- Chúa Giêsu hỏi Nhóm 12. Phêrô thay mặt nhóm tuyên xưng “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai. Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”
B.Ý chính :
1. Hành trình đi theo Chúa không luôn êm ả. Một ngày nào đó, có thể Lời Chúa làm chúng ta cảm thấy chói tai, nhất là khi Lời Chúa buộc ts phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn. Tin đòi phải kiên trì.
Chúa ơi
Có những ngày con cảm thấy Lời Chúa rất ngọt ngào êm ái và bình an. Khi đó con rất dễ dàng đáp lại Lời Chúa. Nhưng cũng có những ngày khác con thấy Lời Chúa thật chói tai, con không muốn chấp nhận, con còn muốn rút lui. Nhưng xin cho con hiểu rằng Lời Chúa - và chỉ có Lời Chúa - mới là lời chân thật và mới đem lại cho con sự sống thật. Xin cho con đừng bao giờ rút lui, vì “Lạy Thầy, con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”.
2. Tôi đã được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng bằng lời của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Hơn nữa, là người Kitô hữu, tôi còn sống nhờ một lời đặc biệt : Đó là lời Chúa.
Đức Giêsu ngỏ lời với tôi qua chính cuộc đời của Ngài. Ngài đã mạc khải cho tôi biết Cha và giới thiệu tôi với Người. Sự đột phá của Ngài vào sự sống đời đời mở rộng cuộc sống của tôi đến vô hạn.
Hôm nay, tôi có dám khẳng định với Chúa như Phêrô không ? Ông đã Sống với Chúa , đã Nghe và Tin vào lời Ngài , đặc biệt qua những lần bị vấp ngã.
Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết tin vào sự linh nghiệm của lời Chúa, để dám sống theo lời Ngài dạy bảo. (Epphata)
3. Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng gỗ nằm chắn ngang gốc nho.


Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng sẽ tàn úa. (Góp nhặt)

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XX Thường Niên B

NGHIỆT NGÃ TRONG ĐỜI SỐNG
1/ Bài đọc I: (Tl 11: 29 - 39a)
29 Thần khí của ĐỨC CHÚA ở trên ông Gíp-tác và ông đã sang Ga-la-át và Mơ-na-se, rồi qua Mít-pa Ga-la-át, và từ Mít-pa Ga-la-át ông qua đánh con cái Am-mon.
30 Ông Gíp-tác khấn hứa với ĐỨC CHÚA rằng: "Nếu Ngài trao con cái Am-mon vào tay con,31 thì -khi con đã thắng con cái Am-mon mà trở về bình an- hễ người nào ra khỏi cửa nhà con để đón con, người đó sẽ thuộc về ĐỨC CHÚA, và con sẽ dâng nó làm lễ toàn thiêu."
32 Ông Gíp-tác qua bên con cái Am-mon để giao chiến với chúng, và ĐỨC CHÚA đã trao chúng vào tay ông.
33 Ông đánh chúng tơi bời từ A-rô-e cho tới gần Min-nít, tất cả là hai mươi thành, và cho tới A-vên Cơ-ra-mim. Thật là một cuộc đại bại: con cái Am-mon bị hạ nhục trước mặt con cái Ít-ra-en.
34 Khi ông Gíp-tác trở về Mít-pa, về nhà ông, thì này con gái ông ra đón ông, vừa đánh trống vừa nhảy múa. Cô là con gái độc nhất của ông: ngoài cô ra, ông không có con trai con gái nào khác.
35 Thoạt nhìn thấy cô, ông liền xé áo và nói: "Ôi, con gái của cha, thật con làm khổ cha rồi! Chính con lại ở trong số những kẻ gây bất hạnh cho cha! Cha đã trót mở miệng khấn hứa cùng ĐỨC CHÚA và không thể rút lại được."
36 Cô thưa với ông: "Thưa cha, cha đã trót mở miệng khấn hứa cùng ĐỨC CHÚA, thì cha cứ thi hành cho con như lời cha đã khấn hứa, vì ĐỨC CHÚA đã cho cha trả thù được con cái Am-mon, kẻ thù của cha." 37 Cô lại nói với cha: "Xin cha cho con điều này là hoãn cho con hai tháng để con đi lang thang trên các núi đồi, mà khóc cho đời con gái của con cùng với các bạn con."
38 Ông nói: "Con cứ đi", và ông để cho cô đi hai tháng. Cô ra đi cùng với các bạn, khóc cho đời con gái của cô trên các núi đồi. 39 Hết hai tháng, cô trở về với cha, và ông thi hành cho cô lời ông đã khấn hứa. Cô chưa biết đến việc vợ chồng. Và đã thành mọi tục lệ trong Ít-ra-en.
2. Phúc Âm: Mt 22: 1-14
1Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: 2"Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. 3Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến.
4Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!" 5Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, 6còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết.
7Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. 8Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới."
10Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. 11"Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, 12mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. 13Nhà vua liền bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! 14Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít."

Suy Niệm
Đứng ở góc độ nào đó, đôi khi chúng ta thấy một ứng xử của tình yêu, người thì cho là mù quáng, thiển cận. Nhưng ở một góc độ khác người ta lại nhận ra đó là một sự đáp trả mãnh liệt, một sự quảng đại không tính toán. Phụng vụ hai bài đọc hôm nay sẽ lý giải cho chúng ta về thái độ đó.
1. Nghiệt ngã của lời thề hứa.
Bài đọc một hôm nay, không phải là một dụ ngôn, cũng không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu chuyện thật nơi dân Israen. Khi con cái Israen làm điều dữ trước mắt Đức Chúa, làm tôi các thần ngoại ban. Vì thế Đức Chúa trao họ vào tay các dân ngoại ( Tl. 10: 5-14).
Thủ lãnh Gíp-tác chỉ là một kẻ bỏ rơi, phiêu bạt. Khi ông được thỉ cầu khôi phục lại Israen, trong tay không có quân đội, không vũ trang trái lại phải đối diện với tứ bề vây hãm. Vì thế một lời khấn hứa của ông với Đức Chúa: "Nếu Ngài trao con cái Am-mon vào tay con, thì khi con đã thắng con cái Am-mon mà trở về bình an, hễ người nào ra khỏi cửa nhà con để đón con, người đó sẽ thuộc về ĐỨC CHÚA, và con sẽ dâng nó làm lễ toàn thiêu." Xem ra điều ông khấn hứa rất đơn giản, so với điều kiện dành cho ông thì quá lớn.
Nhưng điều nghiệt ngã ở chỗ, khi thủ lãnh Gíp-tác thắng trận trở về, người ra đón mừng ông đầu tiên lại chính là người con gái duy nhất của mình. Hẳn là trái tim của ông đã đau xót là nhường nào, và sự oan nghiệt của người con gái trinh tiết cũng thảm thương biết bao.
Sự nghiệt ngã của thủ lãnh Gíp-tác và sự oan nghiệt của người con gái trinh tiết, chúng ta có thể rung động, chặn lòng, đau xót, cảm thông . . . Vậy còn một nghiệt ngã, oan trái lớn hơn nữa mà phụng vụ muốn chúng ta nhận ra, là sự phản bội của nhân loại, của con người và của mỗi chúng ta, mà Thiên Chúa Cha đã phải trao nộp chính người Con Một rất yêu dấu của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Như lời thánh Phaolô trong thư Rôma: "Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?"(Rm 8: 32). Liệu chúng ta có rung động và chặn lòng trước sự nghiệt ngã ấy không? Chúng ta có nhận ra tại vì tôi mà Đức Giêsu Con Một Thiên Chúa phải gánh lấy oan nghiệt đó không? Mời mọi người cùng suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.
2. Nghiệt ngã tiệc hoàng gia
Con người sinh ra để được Thiên Chúa cứu chuộc, và thiên đàng lập ra để được con người chung hưởng vói Thiên Chúa. Hình ảnh dụ ngôn hôm nay Đức Giêsu muốn nói lên điều ấy. Tiệc cưới hoàng gia, Đức vua tha thiết kêu mời "năm lần bảy lượt" những khách mời. Nhưng nghiệt ngã ở chỗ: "Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết". Và hậu quả: "Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng". Đó là số phận những kẻ từ chối nước trời chỉ lo bám víu vào thực tại trần gian, sẽ cùng chung số phận với thành Giêrusalem bị tiêu hủy vào năm 70. Chỉ có bữa tiệc hoàng gia tiếp tục tồn tại, và khách mời vẫn bước vào dự tiệc, họ là những người từ khắp phương trời tiến vào. Nhưng sự oan nghiệt một lần nữa sẩy ra, đó là số phận của kẻ không mặc y phục lễ cưới. Có nhiều lý giải khác nhau về vấn đề y phục, nhưng ở đây điều Đức Giêsu muốn nói đến, là vào nước trời không phải là chuyền tình cờ, cơ hội ăn theo, là chuyện bất đắc dĩ. Nước trời chỉ dằn cho những ai biết chuẩn bị, cho kẻ sẵn sàng, người biết tỉnh thức chờ đợi.


Thiên An