Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

5/09/2015 Thứ Bảy Tuần XXII Mùa Thường Niên Năm lẻ


PHÚC ÂM: Lc 6, 1-5
"Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong một ngày Sabbat, khi Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, thì các môn đệ bứt bông lúa miến, vò xát trong tay, rồi ăn. Có mấy người biệt phái nói với các ông rằng: "Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Các ông chưa đọc điều Đavit đã làm khi ông và các người tuỳ tùng bị đói sao? Ngài đã vào đền thờ Thiên Chúa, lấy bánh dâng hiến mà ăn và cho các người bạn tuỳ tùng ăn, bánh đó họ không được phép ăn, nhưng chỉ dành cho các trưởng tế mà thôi". Và Người bảo họ rằng: "Con Người làm chủ cả ngày Sabbat". Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM:
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta, có khi chúng ta giữ đạo một cách chi ly nhưng chưa thực sự sống đạo, chúng ta tuân giữ mọi Lề Luật nhưng chưa sống tinh thần của Lề Luật. Cốt lõi của Lề Luật chính là tình yêu. Tất cả mọi Lề Luật đều thu tóm về giới răn yêu thương, sống yêu thương là chu toàn Lề Luật. Lời của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô đoạn 13 cần được chúng ta đem ra suy niệm và thực hành:
"Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác nào thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi chuyện bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu hay có được tất cả những đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giá như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi"

Giữ lời hứa


Tổng thống A.Lincoln nổi tiếng là người chẳng những cư xử chính trực, mà còn biết tôn trọng lời hứa.
Ngày nọ, một ông lớn có tật nói mà không giữ lời đến thăm Tổng thống. Để dụ khị đứa con nhỏ của tổng thống đến ngồi vào lòng, ông hứa là sẽ cho nó chiếc vòng đeo tay. Chú bé nghe thấy thế liền đến ngồi vào lòng ông ta.
Cuối cùng, khi người ấy chuẩn bị ra về, tổng thống hỏi:
- Anh đã thực hiện lời hứa với con tôi chưa?
- Hứa gì?
- Tôi nghe anh hứa sẽ cho nó chiếc vòng mà!
- Ồ đâu được, chiếc vòng này là đồ gia bảo của tôi mà.
Tổng thống nghiêm nghị nói:
- Anh hãy cho nó đi. Tôi không muốn con tôi nghĩ rằng, bố nó giao du với hạng người không biết giữ lời hứa.
Ông nọ đỏ mặt, đau khổ tháo chiếc vòng, trao cho chú bé và tiu nghỉu ra về với bài học đắt giá mà chắc suốt đời không thể nào quên.
Từ tuổi thanh thiếu niên cho đến lúc làm người đứng đầu một quốc gia, tổng thống Abraham Lincoln luôn là một người trung tín trong việc nhỏ cũng như việc lớn. Trong những trang Tin Mừng chúng ta thấy, những người luật sĩ và biệt phái thì lời nói và việc làm của họ không đi đôi với nhau, nhất là họ không biết giữ lòng trung tín.Vì thế, Chúa Giêsu đã khiển trách họ: "Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch." (Mt 23,26)
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, cuộc sống nhiều dối gian đã khiến cho con người ngày nay quen thuộc với những điều gian dối. Xin cho chúng con biết hướng về Chúa là Chân lý và luôn sống thật trong mọi hoàn cảnh dù phải chịu nhiều chỉ trích chê bai. Amen.
Lưu Dung

Dân thành ở đây thế nào ?

Có vị đạo sĩ và đệtử khất thực ngoài cổng thành. Bất chợt một người đến hỏi:
– Thưa đạo sĩ, tôi vừa tới cư ngụ ở thành này.Xin ngài cho biết dân
chúng tại đây dễ thương hay khó thương?
Vị đạo sĩ từ tốn hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của ông dễ thương hay khó thương?
Người ấy vui vẻ kể:
– Thật dễ thương! Tôi buộc phải đi xa nhưng lòng trí luôn gần gũi họ!
Tôi cảm thấy họ đúng là “bán anh em xa mua láng giềng gần!”
Vị đạo sĩ vui vẻ đáp:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật dễ thương cho anh.
Lúc sau có người khác đến hỏi tương tự:
– Thưa đạo sĩ, dân chúng thành này khó thương hay dễ thương?
Vị đạo sĩ cư xử từ tốn như với người trước, và hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của chị khó thương hay dễ thương?
Chị này đỏ mặt thóa mạ:
– Một lũ thô tục khó thương. Nếu dễ thương thì tôi đã không dọn tới đây!
Vị đạo sĩ trầm ngâm, rồi chậm rãi:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật khó thương cho chị.
Chị tức tối bỏ đi. Người đệ tử cũng tức tối bỏ đi, có người tưởng anh bị gái dụ. Vị đạo sĩ nói to:
– Con nỡ xa thày sao?
Người đệ tử đổ uất ức trong lòng ra ngoài:
– Thày lừa dối thiên hạ! Tại sao cùng dân chúng trong một thành, mà thày bảo anh hỏi trước là họ dễ thương, rồi lại bảo chị hỏi sau là họ khó thương? Như vậy chính thày mới thật khó thương. Con muốn làm đệ tử người dễ thương, mà ghê tởm người khó thương như thày!
Vị đạo sĩ nhẫn nại giải thích:
– Anh trước có lòng nhân, bỏ qua khác biệt căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng dễ thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử với anh cách nào, thì anh cũng thương, cũng nghĩ tích cực là họ dễ thương. Còn chị sau có lòng độc, dễ nghi ngờ căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng khó thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử cách nào thì chị cũng đổ tội là khó thương, cũng nghĩ xấu cho họ như chị đã có lòng xấu sẵn.
Người đệ tử nghe ra, sụp lạy vị đạo sĩ:
– Lúc bất ngờ thày đã dẫn đưa con từ mù lòa trở thành sáng mắt tâm thần. Muôn tạ ơn thày!

Dây Chuyền Của Liên Đới


Một người Ả Rập nọ có một con ngựa rất đẹp... Ai thấy cũng gợi lòng tham muốn. Một người láng giềng tìm đủ mọi cách để mua cho kỳ được con ngựa, nhưng chủ nhân vẫn một mực từ chối. Không còn biết làm cách nào để thuyết phục chủ nhân, người đó đành phải nghĩ ra mưu kế để chiếm đoạt.
Biết người chủ ngựa thường hay đi qua sa mạc, hắn mới cải trang thành một người hành khất nằm rét run bên vệ đường. Người chủ ngựa là một người tốt bụng, gặp bất cứ ai hoạn nạn cũng đều ra tay cứu giúp. Vừa thấy người hành khất, người đó cảm thấy thương hại, mới đề nghị trở về một quán trọ để săn sóc.
Khi người chủ ngựa vừa mở miệng đề nghị, thì tên bất nhân mới than thở: "Đã mấy ngày nay, tôi không có được một hạt cơm trong bụng, lấy sức đâu để leo lên ngựa". Nghe thế, con người tốt bụng xuống ngựa để giúp người hành khất leo lên lưng ngựa. Nhưng vừa leo lên lưng ngựa, tên bất lương hiện nguyên hình... Hắn giựt dây cương và thúc vào hông ngựa mà chạy... Người chủ ngựa đáng thương chỉ còn biết nhìn theo mà hối tiếc! Nhưng ông cũng cố gắng chạy theo và nói với tên bất lương như sau: "Ngươi đã ăn cắp con ngựa của ta. Nhưng ta sẵn sàng bỏ qua cho. Ta chỉ xin ngươi một điều là đừng bao giờ kể cho bất cứ ai nghe mưu mẹo ngươi đã dùng để cưỡng chiếm con ngựa của ta. Một ngày nào đó, sẽ có những người bệnh thật sự nằm rên rỉ bên vệ đường và kêu cầu sự giúp đỡ. Ta e ngại rằng sẽ không còn ai dám dừng lại để cứu giúp kẻ hoạn nạn nữa".
Dè dặt, thủ thế, nghi kỵ có lẽ là thái độ thường tình của tất cả những ai đang sống trong xã hội hôm nay. Mỗi một hành động xấu, trong dây chuyền của tình liên đới, đều gia tăng đau khổ cho người khác. Khi tôi lừa đảo, không những hành động của tôi chỉ trực tiếp hãm hại một vài người có liên hệ, nhưng nó cũng góp phần giảm thiểu niềm tin của không biết bao nhiêu người xung quanh. Khi tôi bạo động, không những tôi chỉ xúc phạm đến người trong cuộc, nhưng hành động của tôi cũng xóa mờ đi phần nào lòng tự ái của nhân loại... Tôi là một phần của nhân loại. Cả nhân loại sẽ đau đớn rên rỉ vì một vết thương của tôi cũng như vì một nhát gươm của tôi.
Người Kitô luôn được mời gọi để nhìn nhận hình ảnh của Chúa nơi mọi người và đón nhận mọi người như anh em của mình. Trong cái nhìn ấy, cuộc sống của chúng ta phải luôn hướng đến người anh em của chúng ta: niềm đau của người anh em cũng chính là niềm đau của chúng ta, hạnh phúc của người anh em cũng chính là hạnh phúc của chúng ta.



Đừng vội xét đoán


"Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi sau một thời gian sống ở Âu Châu, đã phải chờ khá lâu  phi trường Heathrowcủa London. Sau khi mua một ly  phê  một gói bánh quy, cô kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống để đọc báo  ăn bánh trong khi chờ máy bay. Khi đang đọc tờ báo buổi sáng,  nhận ra  người làm gì đó sột soạt ở bàn mình.
Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốnlàm ầm ĩ,  chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình.
Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.
Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói,  đã tức giận hết cỡ nhưng vẫn không nói được câu nào.
Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô  ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi.
Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô,  yêu cầu  xuất trình vé,  vẫn còn bừng bừng cơn giận...
Tuy nhiên, các bạn hãy thử tưởng tượng sự xấu hổ của cô khi cô mở túi xách ra  khám phá ra rằng gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó! Thì ra từ nãy tới giờ cô đã ăn bánh của người ta!
Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng... Thật là một con người tốt bụng"
Suy nghĩ:
Câu chuyện cho thấy cái nhìn của chúng ta về người khác KHÔNG LUÔN LUÔN CHÍNH XÁC, thậm chí nhiều khi còn NHẦM LẪN nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng THAY ĐỔI CÁI NHÌN của mình khi chúng không còn đúng với SỰ THẬT nữa. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết phải THAY ĐỔI CÁCH NHÌN VỀ NGƯỜI KHÁC. Hãy đeo cặp kính khác rồi mọi sự sẽ thay đổi theo ta.


KHOAN DUNG


Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.

Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi vị học tăng trở về. Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư thầy mình. Lập tức vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói : “Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi."
Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước mặt đại chúng. Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.
Nếu bạn là thiền sư bạn sẽ xử lý thế nào với hai sự việc như thế? vị thiền sư trong câu chuyện trên đã xử sự không giống những người bình thường chúng ta, mà lấy sự khoan dung đại trí, đại bi để thay đổi một tên lãng tử thành vị danh tăng. Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung. Im lặng mà hơn cả to tiếng trách móc đây là phương pháp giáo dục tốt nhất. Khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt, khoan hồng tha thứ lỗi cho người giống như ngọn gió mùa xuân mang mưa xuân đến thấm nhuần cây cỏ làm vạn vật thêm xanh tươi. Khoan dung còn hơn cả vàng, khoan dung là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta.