Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

THỨ BA 01.09 - Tuần XXII Thường Niên



1Tx 5:1-6.9-11;
Lời Chúa: Lc 4, 31-37
Khi ấy, Đức Giêsu xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
UY QUYỀN
Người tu sĩ vừa được bầu làm bề trên của nhà Dòng đến hỏi vị linh mục già nổi tiếng thánh thiện và khôn ngoan: “Thưa cha, làm thế nào để trở thành một người bề trên có uy tín?” Vị linh mục già đáp: “Đó là người có lời nói và hành động đi đôi với nhau”.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay kể chuyện mọi người Do Thái thán phục Đức Giêsu vì Người giảng dạy như Đấng có uy quyền. Uy quyền ở đây không phải là thứ uy tín và quyền lực được mua từ tiền bạc hay từ sức mạnh thống trị, ra lệnh theo kiểu người trên áp đặt lên người dưới, hay người thống trị lên người bị trị. Uy quyền của Đức Giêsu phát xuất từ chính sự thống nhất giữa lời nói và hành động của Người: Người nói với tên quỉ: Câm đi, ra khỏi người này, thì nó liền ra; hoặc khi Người dạy hãy tha thứ thì chính Người đã tha thứ cho kẻ giết Người. Đó cũng là sự khác biệt giữa lời giảng dạy của Người và các nhà lãnh đạo thời đó.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con bắt chước Chúa: nói và làm đi đôi với nhau, vì chúng con thường nói và ra lệnh, nhưng chính chúng con lại không làm.

1.9.2015 – Thứ ba Tuần 22 Thường niên


Lời Chúa: Lc 4, 31-37
Khi ấy, Đức Giêsu xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
    
So sánh tình huống trừ quỷ này với những tình huống khác, chúng ta nhận ra một sự khác biệt: người bị quỷ nhập la lớn: “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Nội dung của lời ấy cũng chính là điều mà Chúa Giêsu muốn dân Do Thái nhận biết khi Người dùng các dấu lạ và lời giảng dạy để chứng minh. Chúng ta có thể nghĩ rằng “lời chứng” của người bị quỷ nhập có thể phần nào giúp dân Do Thái tin vào Chúa hơn, nhưng Chúa Giêsu đã không cần chứng từ của quỷ mà đã thẳng thừng trừ quỷ đang xâm phạm con người.
     Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể bị cám dỗ lợi dụng người khác để mưu cầu lợi ích riêng mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã không vì tư lợi mà dửng dưng trước nỗi đau của người bị quỷ nhập, trái lại Chúa Giêsu đã bỏ qua lợi ích riêng để giải thoát người bị quỷ nhập. Noi theo thầy Giêsu, chúng ta hãy sống không chỉ vì lợi ích riêng mình mà còn vì lợi ích của mọi người.
     Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần cho chúng con để chúng con can đảm sống cuộc đời chứng nhân Tin Mừng, hầu trở nên ánh sáng cho trần gian. Amen.


Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần 22 Thường Niên - B


01/9. Thứ Ba. 1Tx 5,1-6.9-11; Lc 4,31-37
Bài đọc I – 1Tx 5,1-6.9-11

Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em không cần chúng tôi viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối. Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", thì chính lúc đó, tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ.
nhưng là để chúng ta chiếm lãnh ơn cứu độ nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chết vì chúng ta, để dù thức hay ngủ, chúng ta được cùng sống với Người. Bởi đấy, anh em hãy an ủi nhau, hãy lo xây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm.
Tin Mừng - Lc 4,31-37
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ.
Suy Niệm: Sẵn sàng
Lời Chúa trong bài đọc 1 hôm nay làm cho tôi nhớ đến lời chia sẻ trong bài giảng lễ an táng của một linh mục: “Người ta có kinh nghiệm về nhiều thứ, nhưng không ai có kinh nghiệm về cái chết”. Thật vậy, như lời thánh Phaolô nói: Cái chết có thể xảy đến mọi lúc mọi nơi, với mọi người nhưng không thể biết trước.
Chính vì cái chết xảy đến bất ngờ, cho nên tôi cần có thái độ tỉnh thức và điều độ.
Thái độ tỉnh thức và điều độ là tôi sẵn sàng trước cái chết, một cuộc sống của “người con cái sự sáng, con cái ban ngày”, nghĩa là, tôi sống trong tình trạng sạch tội trọng, sống trong ơn nghĩa với Chúa.
Thái độ tỉnh thức và điều độ là tôi nghe và thực hành Lời Chúa dạy, làm điều lành, tránh điều dữ và tạo nhiều công phúc trong cuộc sống nơi trần gian.
Lạy Chúa, xin cho con luôn có một thái độ sẵn sàng trong cuộc sống hiện tại để dù sống hay chết con luôn sống xứng đáng là người con của Chúa và sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.

01/09/2015 Thứ Ba Tuần XXII Mùa Thường Niên Năm lẻ


PHÚC ÂM: Lc 4, 31-37
"Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ. Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM;
Chúa Giêsu giảng dạy như Ðấng có uy quyền. Uy quyền ấy không phải là thứ uy quyền được áp đặt trên người khác. Uy quyền của Chúa Giêsu phát xuất từ chính sự thống nhất giữa lời nói và hành động của Ngài: Ngài chỉ cần nói với tên quỉ câm: "Câm đi, hãy ra khỏi người này", thì phép lạ liền xẩy ra. Những người chứng kiến phép lạ đã thấy được sự khác biệt giữa lời giảng dạy của Chúa Giêsu và của các Luật sĩ đương thời.
Phép lạ của Chúa Giêsu cũng là một lời giảng dạy. Thật thế, sứ điệp trọng tâm trong lời rao giảng của Chúa Giêsu chính là sự giải phóng. Ngài không chỉ nói về sự giải phóng, mà còn chứng thực cho những người nghe Ngài biết được thế nào là giải phóng. Phép lạ người câm được giải thoát mang một ý nghĩa đặc biệt đối với Chúa Giêsu: giải phóng trước tiên là giải phóng con người khỏi xiềng xích của dối trá. Chúa Giêsu đã có lần nói với người Do thái: "Sự thật sẽ giải phóng các ngươi".
Lời Chúa là lời chân thật. Ước gì lời ấy giải thoát chúng ta khỏi mọi thứ xiềng xích của dối trá, để lời tuyên xưng và cuộc sống của chúng ta luôn được thống nhất. Trong một xã hội đầy trói buộc và dối trá thì chứng tá cuộc sống là lời nói có giá trị nhất.AMEN.

NGÀY 1/9/2015: THỨ BA TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 4, 31-37)

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM
Ma quỷ sợ hãi khi đối diện với Đức Kitô, điều đó nói lên rằng quyền lực của sự dữ không thể nào vượt thắng quyền lực của tình yêu. Thật vậy, lời giảng dạy của Đức Kitô đã làm cho người ta ngạc nhiên, vì đây không là lời của kẻ trí thức, lời của kẻ dạy đời, nhưng là lời yêu thương. Lời được nói ra mang lại cho người nghe một cảm giác sảng khoái, vì họ không còn bị áp lực bởi những lời dạy từ các luật sĩ và biệt phái chất chứa những ngăm đe nặng nề của luật. Sự xuất hiện của Đức Kitô với lời giảng dạy của Ngài như làn gió mát làm cho người ta nhận ra rằng, Thiên Chúa không là một vị thần linh nghiêm khắc, xa lạ với con người, nhưng là một người cha đầy yêu thương và gần gũi bên con người. Người Cha đó không để cho quỉ dữ chế ngự con người.
Thật vậy, Đức Kitô đến để xua trừ ma quỉ, cũng có nghĩa là Người tái lập lại trật tự tạo dựng ban đầu, trật tự của mối tương quan tốt đẹp giữa Thiên Chúa với con người và giữa con người với nhau. Mối tương quan tình yêu phụ tử và huynh đệ, chính trong mối tương quan này mà con ngừoi nhận được niềm vui và sự sống. Xua trừ ma qủy là loại trừ một cuộc sống ích kỷ, tham lam, cô quạnh. Quả thật, qủy dữ là đầu mối của hận thù, ghanh ghét, của sự sợ hãi và xa lạ. Đó là nguyên nhân của bóng tối và sự chết. Chính tình yêu Chúa Kitô loan báo là sức mạnh phá tan thế lực của bóng đêm này.

Lạy Chúa, không có gì mạnh hơn tình yêu, xin dạy chúng con yêu như Chúa yêu để chúng con mang lại một sự biến đổi cho con ngươi thời đại hôm nay, một thời đại đang chất chứa một lói sống hưởng thụ ích kỷ và vô trách nhiệm với tha nhân. Xin cho tình yêu chúng con trở thành sức mạnh phá tan bóng đêm của hận thù ghanh ghét, để từ đó chúng con dựng xây một cộng đoàn yêu thương như Tin Mừng Chúa loan truyền. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen

01.09.2015- Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên B



QUYỀN NĂNG
Lời Chúa: Lc 4, 31-37
(31)Người xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy họ. (32)Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền. (33) Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: (34)"Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!" (35 Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. (36)Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: "Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!" (37) Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
Suy Niệm
Trong bất kỳ tôn giáo nào, người ta thường đề cập đến quyền năng của vị thần họ tôn thờ. Vị này chữa bệnh, vị kia xin gì được nấy. Và khi con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh nào đó, họ chạy tới kêu cầu sự trợ giúp của các thần linh, hy vọng được che chở, phù hộ. Bài Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca đã đề cập tới quyền năng thần linh của Chúa Giêsu tại Ca-phác-na-um. Chúa Giêsu tỏ quyền năng qua lời giảng dạy, qua các phép lạ, qua việc xua trừ tà thần… để minh chứng rằng: không những Thiên Chúa đang ở với Ngài, mà chính Ngài là Đấng được Thiên Chúa sai đến, là Đấng "Thiên Chúa ở cùng" con người. Vì thế, Ngài dùng quyền năng duy chỉ tìm kiếm cho vinh quang Cha Ngài và hoàn tất ý định của Thiên Chúa Cha mà thôi.
"Ngài xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Galilê". Thánh sử Luca giới thiệu về địa điểm hoạt động trong một ngày điển hình của Chúa Giêsu tại thành này như tóm lược hoạt động cứu thế của Ngài. Ở đây, chúng ta không thấy thánh sử nhắc đến các môn đệ, vì ông chưa thuật lại việc kêu gọi các đệ tử. "Ngày sa-bát, Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng", đó là thói quen của Chúa Giêsu khi Ngài đến hội đường trong các dịp lễ hội "Ngài giảng dạy trong các hội đường và được mọi người tôn vinh"(4,15). "Dân chúng sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Ngài có uy quyền", không như các kinh sư khác, dân chúng nhận ra quyền năng trong chính lời giảng dạy của Chúa Giêsu, khiến họ xầm xì, bàn tán và ngạc nhiên. Lời nói của Ngài có sức mạnh lạ thường. Lời đầy quyền năng và lời trừ quỷ thần ô uế kế tiếp là một trong những biểu hiện của lời quyền năng ấy. Giáo huấn và chữa lành có liên hệ mật thiết với nhau.
"Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập". Người Do Thái ưa dùng từ "thần ô uế" nghĩa là xấu xa. Điều đó chỉ rõ sự đối kháng giữa sức mạnh ác thần và sức mạnh Thánh Thần. Ở đây, thánh sử Luca viết về một người bị quỷ ô uế nhập. Việc chữa lành đầu tiên của Chúa Giêsu sau khi Ngài giảng dạy dân chúng là thực hiện việc trục xuất quỷ ô uế này, giải thoát con người khỏi sự kiềm chế của sự dữ. Quỷ ô uế la to "Ông Giêsu Nagiaret…. ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?...ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Qua lời này, chúng ta thấy tên quỷ nhận ra người trừ tà là ai và biết rõ sứ vụ của Ngài, nên nó chống cự lại. Nó tự hỏi đã đến giờ thế giới của sự ác, của tối tăm, của ma quỷ sụp đổ chưa ? Đức Giêsu có đến tiêu diệt nó sớm quá chăng? có trước thời hạn không? Tên quỷ này còn biết danh xưng của Đức Giêsu "Đấng Thánh của Thiên Chúa". Ở đây không phải là lời tuyên xưng đức tin, nhưng như một lời cám dỗ về địa vị, về thiên tính của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không muốn quỷ nói ra danh xưng đó vì "giờ" của Ngài chưa đến, nên Ngài quát mắng tên quỷ " Câm đi! " và ra lệnh " Hãy xuất khỏi người này!". Đây là một lời hăm dọa và cũng là lệnh truyền. Lời Ngài có uy quyền khiến ma quỷ phải tuân lệnh. Quỷ vật người ấy ngã xuống, nhưng không làm hại người bệnh và xuất ra. Quỷ xuất ra cách công khai. Mọi người đều thấy và nhận ra quyền năng trong lời nói của Chúa Giêsu "Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế và chúng phải xuất". Dân chúng đã nhận ra sức mạnh của Lời phát xuất từ con người Đức Giêsu. Lời chữa lành. Lời xua trừ tà thần. Lời giải phóng con người khỏi sự khống chế của sự dữ. Lời đem lại sự sống. Và họ đồn thổi danh tiếng Ngài ra khắp vùng đó.
Trong cuộc sống ngày nay, giữa một xã hội thực dụng và tội lỗi, tà thần lan tràn và len lỏi vào từng ngóc nghách của cuộc sống, tâm hồn của con người. Càng ngày càng có nhiều người tâm thần không ổn định, nội tâm bị cưỡng bức. Họ tìm đến y học, pháp thuật, ma thuật… mà quên đi Đấng có quyền xua trừ ma quỷ và chữa lành nội tâm họ. Họ tìm đến con người để được chữa lành thể xác nhưng lại quên đi một vị thần linh, một vị Thiên Chúa uy quyền, toàn năng trên mọi người, mọi vật, có quyền sinh tử cả xác và hồn. Con người ngày càng bị lệ thuộc, bị khống chế bởi tà thần khác nhau như : danh vọng, địa vị, tiền bạc, hưởng thụ… đến khi không được đáp ứng theo nhu cầu hoặc cuộc sống không có lối thoát, họ tìm cách kết liễu cuộc đời.
Quả thế, trong báo Công giáo và Dân Tộc số 2020 vừa qua, Đức Giám Mục G.B Bùi Tuần đã khẳng định rằng: “Thế gian này có vô số thần dữ. Chúng hoạt động rất mạnh, gieo rắc khắp nơi những ước mơ xấu… Chúng làm nên những cơn bão mù mịt trong lãnh vực tinh thần. Trong hoàn cảnh như thế, con người rất cần được một Đấng thiêng liêng … , Đấng ấy sẽ cưú những ai cầu nguyện với Người".
Lạy Chúa Giêsu, vị lương y đầy quyền năng và tình thương, xin thương chữa lành tâm hồn và thể xác chúng con. Xin khơi dậy nơi tâm hồn chúng con lòng khao khát hướng về điều thiện, lòng yêu mến điều tốt lành, biết chạy đến với Chúa mỗi khi cuộc đời bế tắc, để ngay cuộc đời này, chúng con cũng có được hạnh phúc và niềm vui. Lạy Chúa, Chúa biết chúng con cần đến Chúa biết bao. Amen
Nữ Tỳ Thánh Thể

3 Câu chuyện hay về cuộc sống


CÁI CHẢO RÁN

Có hai người bạn cùng đi câu cá. Một người khi câu được cá thì cho ngay vào chiếc hộp đá của mình để giữ cho cá được tươi. Còn người kia, mỗi khi giật lên được một con cá to, thì anh ta lại gỡ cá ra khỏi lưỡi câu và ném trả xuống sông.
Người thứ nhất thấy vậy rất ngạc nhiên, nên hỏi: Sao anh lại cứ ném hết cá to xuống sông thế?
Người thứ hai đáp: Vì ở nhà tôi chỉ có cái chảo rán bé lắm nên không chiên con cá to được!
Chúng ta cười vì sao người câu cá không mua một chiếc chảo lớn hơn, nhưng chúng ta lại không cười chính mình. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng bỏ qua những cơ hội lớn chỉ vì niềm tin của chúng ta nhỏ bé.
CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM
Câu chuyện về một bà mẹ già ở miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con được 25 năm. Lúc đứa con gái lớn khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà 200 đôla tiêu xài.
Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ, không chịu về thăm người mẹ thương yêu. Khi người mẹ mất, cô về làm đám tang rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.
Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường, bỗng cô òa lên khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: “Mẹ… Mẹ ơi…”
Mọi người vây nhau xem trong chiếc rương có gì. À, thì ra là những tờ đôla mới toanh còn buộc dây. Và còn một mảnh giấy đã úa vàng, viết nguệch ngoạc được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:
“Tiền nhiều quá, mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe honda là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con hết. Số tiền này mẹ để lại cho con, CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe con.”
Cô con gái đã có tất cả những gì một người phụ nữ có thể có: tiền tài, danh vọng, địa vị, chồng thành đạt, con ngoan. Nhưng cô đã mất một điều vô cùng thiêng liêng đó là MẸ! (Sưu tầm)
Có không ít người con nghĩ rằng mình chỉ gởi cho cha mẹ một chút tiền như vậy là đã làm tròn chữ hiếu. Họ quên rằng thứ cha mẹ cần hơn nhiều đó là sự quan tâm, tình thương yêu và sự chăm sóc, như ca dao tục ngữ khuyên răn con cái:
“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành đạo con”
Người thương nhân và con rắn
Có một con rắn băng qua đường và bị một chiếc xe cán trúng đuôi. Con rắn quằn quại với vết thương và cầu cứu sự giúp đỡ của người qua đường.
Con rắn gặp một người nông dân và xin ông giúp đỡ, nhưng người nông dân nói "Ta chẳng dại gì mà cứu mi, nọc độc của mi đã hại chết bao nhiều người. Ác giả ác báo, số phận mi cứ để ông trời định đoạt đi." Và ông bỏ đi.
Con rắn vô cùng thất vọng và cho rằng mình sắp chết đến nơi rồi. Vừa lúc đó, có một người thương nhân cưỡi xe ngựa ngang qua. Nó cũng cầu xin ông ta cứu nó. Nhưng người thương gia cũng trả lời con rắn như bác nông dân.
Tuy nhiên, con rắn lại nghĩ rằng ông là một thương nhân, thì nó có thể đem lợi lộc ra đổi để cứu được tính mạng của mình.
Nghĩ vậy nên con rắn nói "Món hời trước mắt mà ông lại bỏ qua, thế sao gọi là thương nhân?"
Người thương gia vô cùng ngạc nhiên. Thì con rắn liền nói "Tôi đã ra nông nỗi này thì mong gì được sống. Chỉ tiếc tấm da này, không làm được lợi cho ai."
Người thương nhân nói "Tấm da của mi không còn lành lặn thì làm được gì?"
Con rắn bèn nói "Vậy nên tôi mới mong ông cứu giúp, ông chỉ cần mang tôi về, băng bó cho đến khi tấm da lành lại thì ông có thể lấy da để bán cho người ta làm ví. Nọc hay mật của tôi ông cũng có thể bán lấy tiền vì chúng rất quý. Nhưng ông phải lấy mật khi tôi khỏe mạnh thì chúng với có giá trị."
Thấy con rắn nói có vẻ đúng, người thương nhân quyết định mang con rắn về chữa trị cho nó, những mong sẽ kiếm được món hời.
Ông đã chăm sóc nó rất kỹ. Và như những gì chúng ta đoán trước được. Đến lúc con rắn khỏe trở lại hoàn toàn, nó đã cắn ông ta và bỏ trốn.
Trong chúng ta có rất nhiều người giống như người nông dân kia, thấy kẻ xấu thì họ tránh đi và mặc chúng đấu tranh với nhau. Nhưng cũng có những người như người thương nhân kia, vì chút lợi mà họ sẵn sàng thỏa hiệp với kẻ xấu đồng thời mạo hiểm với tính mạng của mình.

Nếu là bạn, bạn chọn sẽ là người nông dân hay thương nhân.

31.8.2015 – Thứ hai Tuần 22 Thường niên


Lời Chúa: Lc 4, 16-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.”
Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Suyniệm :
 Người nói với họ: Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai anh em vừa nghe. (Lc 4,21)
     Đức Giêsu đã công bố một tin mừng: “hôm nay” chính là ngày Thiên Chúa ban ơn cứu độ, là ngày bắt đầu một năm hồng ân, khi mọi nợ nần của con người với nhau và với Thiên Chúa đều được xoá bỏ. “Hôm nay” không chỉ là hiện tại đối với những người đang hiện diện và chăm chú lắng nghe lời Đức Giêsu nói trong hội đường ngày ấy, song, “hôm nay” còn là hiện tại của chính mỗi người chúng ta, những người cũng đang chăm chú hướng mắt, tai và lòng về Chúa Giêsu. Và vì vậy, niềm vui và sự trầm trồ thán phục trước Đức Giêsu đừng chỉ là thái độ của những người của quá khứ, song cũng phải là thái độ của chính chúng ta, chính thời đại chúng ta.
     Có một thực trạng đáng lo ngại đang diễn ra trong thế giới xung quanh ta: nỗi buồn và sự đau khổ dường như đang lan tràn trong nhân loại. Đó vừa là dấu hiệu, vừa là hậu quả của sự thiếu vắng niềm tin và định hướng cho cuộc đời. Là những được đón nhận Tin mừng, chúng ta phải khám phá và sống niềm vui chứa đựng trong Tin Mừng và ra đi loan báo chính điều ta đã cảm nhận với một tấm lòng nhiệt thành, can đảm, kiên nhẫn và phó thác (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 10).
     Lạy Chúa Giêsu, xin cảm tạ Chúa vì Ngài đã đền trần gian rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Xin cho mỗi người chúng con, vốn đã lãnh nhận hồng ân Đức Tin cách nhưng không, cũng được ơn dám can đảm dấn thân loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa. Amen.


BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG


Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên B
Lc 4, 16-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.”
Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Suy Niệm:
Thời phong kiến, các sĩ tử khi đi thi thì là học trò, khi trở về có thể đã là quan to; trường hợp thi đậu thủ khoa còn được phong làm trạng nguyên. Tân trạng nguyên trở thành niềm tự hào của cả xóm làng, họ hàng, gia tộc.
Cuộc trở về làng gọi là cuộc “vinh quy bái tổ”, được mọi người tung hô, ca tụng…
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, khi làm Chủ tịch nước, ông duyệt các dự án mở mang tỉnh Bình Dương, nhất là đầu tư ngân sách cho hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy mà những người đồng hương với ông được hưởng phúc lợi.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một hình ảnh trái ngược: Sau khi rao giảng và làm phép lạ nhiều nơi, Chúa Giêsu trở về quê nhà Nazareth....
Rời bỏ Nazareth một thời gian dài, Chúa Giêsu đã làm những phép lạ cả thể ở Caphanaum (Mc 1, 21-45); nhưng khi trở về thăm quê hương, thay vì là một cuộc “vinh quy bái tổ” thì Ngài gặp phải sự coi thường, chống đối. Trước những lời giáo huấn của Chúa, họ cũng ngạc nhiên vì Ngài có những lời lẽ khôn ngoan (Lc 4, 22). Nhưng mặt khác, họ cũng thấy Ngài chỉ là con của bác thợ mộc: “Người này không phải là con ông Giuse sao”? Họ không nhận ra Ngài là Đấng cứu thế, là Con Thiên làm người.
Họ thách thức Chúa hãy làm phép lạ như đã làm ở Caphannaum nhưng Ngài không làm. Ngài không làm không phải vì Ngài không làm được nhưng vì họ có thái độ xem thường và kém tin. Để nói lý do không làm phép lạ, Chúa Giêsu đã kể 2 chuyện xảy ra trong thời cựu ước; đó là trường hợp của bà góa thành Sêrepta và tướng quân Syria, cả hai đều là dân ngoại nhưng đã tin và tôn trọng người của Chúa; nhờ vậy họ nhận được phép lạ…
“Bụt nhà không thiêng”: định luật tâm lý đó đã chi phối người Do thái và họ đã đối xử với Đức Giêsu một cách hững hờ, thậm chí là tẩy chay và kết án! Như thánh Gioan đã viết: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài nhưng người nhà đã không đón nhận” (Ga 1, 11). Vì thế, họ đánh mất cơ hội được Chúa thực hiện phép lạ; và nhất là, cơ hội được đón nhận mạc khải nước trời.
- Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Câu chuyện của người Do Thái vẫn có thể là câu chuyện xảy ra với mỗi chúng con hôm nay. Vì thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi vì quá quen thuộc, vì óc thành kiến, chúng con cũng hay xem thường, đánh giá thấp người khác, nhất là những người xuất thân từ giai cấp thấp kém trong xã hội.
Xin cho chúng con, qua lời Chúa ngày hôm nay, biết nhận ra phẩm giá và chân giá trị của những người xung quanh. Vì thật ra, mỗi một con người đều là hình ảnh của chính Chúa vậy. Amen.
Lm. Đaminh Tiến

THẾ NÀO LÀ GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG



Có một chú tiểu khá thông minh, chú luôn đặt những câu hỏi xung quanh cuộc sống. Một ngày nọ, chú hỏi sư thầy của mình:
– Thưa thầy, giá trị cuộc sống của một con người là gì ạ? Con hỏi vậy vì thường ngày thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cuộc sống có giá trị.
Người thầy đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:
– Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.
– Tại sao lại phải vậy thưa sư phụ?
– Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.
Vì sự tò mò nên chú tiểu đã làm theo. Chú mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao nó lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.
Chú ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá 1 đô la. Chú tiểu nhớ lời sư phụ dặn dù bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Mang hòn đá về, chú hỏi sư phụ:
– Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 1 đô la. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy?
Sư thầy cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi còn sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.
Vì tò mò, chú tiểu lại làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ.
Và thật bất ngờ, khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng, chủ tiệm đã trả giá hòn đá là 500 đô la. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua giờ lại có giá như vậy, nhớ lời sư phụ dặn chú tiểu đã không bán và mang về.
Chú vội vàng hỏi tại sao lại như vậy và giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy
Sư phụ cười và nói:
– Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, nhớ là dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không được bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.
Chú tiểu càng tò mò hơn. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Chú nhất quyết không bán và vội về kể lại với sư phụ:
– Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.
– Đó chính là giá trị cuộc sống – Sư thầy nói.
Giá trị cuộc sống của mỗi con người đều do chính chúng ta quyết định, cũng giống như chú tiểu do dự khi mang một hòn đá không có giá đi bán. Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta tạo dựng và đặt ra. Vậy hãy tự đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta và đó là nơi giá trị sống được tôn trọng.
Cuộc sống ở trong tất cả mọi sự việc, từ những điều to lớn cho đến điều đơn giản, thậm chí là ở trong những điều mà chúng ta không hề quan tâm đến. Cuộc sống luôn “nói chuyện” với chúng ta thông qua những điều giản dị nhất và không ngờ đến nhất. Đừng bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc sống của bạn!
Mint
(Dịch từ Fructuous