Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

GIÊ-SU KI-TÔ – VUA






“ Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” ( Gio 18 , 36b)Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ - 2015 ...Phụng Vụ kết thúc năm với Thánh Lễ tôn vinh Đức Giê-su Ki-tô - Vua ...Sẽ còn rất nhiều những Thánh Lễ mừng Chúa Giê-su Ki-tô - Vua theo lịch Phụng Vụ năm ... cho đến ngày Chúa trở lại ...Nhưng năm 2015 ... thì đã qua ... và không trở lại ...Nghĩa là lễ lạy nhằm nhắc nhở cho con người bao lâu con người còn bước chân trên mặt đất ... Còn vương triều của Vua Giê-su Ki-tô thì thuộc thế giới của Vĩnh Hằng ... Bước chân trên mặt đất là để đi đến thế giới ấy ... Bước chân trên mặt đất là để đi vào vương triều ấy ...Cho nên Chúa nói với Phi-la-tô : “ Thật ra Nước Tôi không thuộc chốn này “ là vì vậy ...Bởi vì “ không thuộc chốn này” nên cái cách xưng vương của Vua Giê-su Ki-tô nó cũng khác thường :- ở Phụng Vụ năm B hôm nay là việc xưng vương trong một cuộc hỏi cung mà Giê-su Ki-tô – Vua là người bị thẩm vấn ,- ở Phụng Vụ năm C là bản án viết “ Đây là vua người Do Thái” treo lủng lẳng trên trên đầu mà hôm nay , ở mọi tượng chuộc tội , bản án ấy vẫn rành rành ra đó ,- ở Phụng Vụ năm A thì là chuyện phân tách người lành , kẻ dữ ở giây phút chung cuộc mà vua chúa trần gian cũng bó tay chung phận ...“ Không thuộc chốn này” là vì vậy ...“ Chốn này” là chốn nào ?Có người bảo rằng “ thế giới phẳng “ của con người hôm nay lại chằng chịt những hàng rào ... và người ta tính cho đến năm 2013 thì có khoảng trên 50 hàng rào ngăn chia các biên giới với tổng chiều dài hơn 29.000 km , nghĩa là bằng 2/3 chu vi trái đất ( thống kê của Đại Học Quebec – Canada) ... Cái “ mặt phẳng” mà các sáng chế hiện đại trong lãnh vực thông tin đã làm cho thế giới con người thấy hí hửng vì quá gần gũi với nhau ... chẳng bao lâu lại là cái cớ để những hàng rào được dựng nên ...Vậy thì “ chốn này” chắc chắn không là mặt đất trần gian đầy biến động mà biến cố ở Paris hôm 13 / 11 vừa qua vẫn còn để lại nơi mỗi con người nỗi buồn tê tái ...Nói vậy cũng hơi oan uổng cho “ mặt đất trần gian” bởi vì đấy vẫn là tuyệt tác phẩm của Thiên Chúa Tạo Hóa trao tặng con người đồng thời cũng nài xin con người cộng tác vào để mà làm cho nó trở nên một nơi chốn dễ thương và dễ chịu ...Thế nhưng ...Vậy thì “ chốn này” thật sự là chốn nào ?“ Chốn này” chắc chắn không là chốn tà ba hỗn độn những tốt / xấu , những thiện / ác , những vui / buồn , nhưng thật ra bất hạnh nhiều hơn là nỗi niềm hạnh phúc ...“ Chốn này” vì thế - dù muốn hay không – người ta cũng phải vượt ra khỏi thế giới của khả giác để lục tìm nó trong tâm hồn mình ...Đã từ lâu lắm rồi , bài học của lịch sử con người vẫn được suy đi gẫm lại nơi những con người còn có chút đỉnh cái tâm để mà truy tầm ...Chợt thấy sự đồng cảm ấy trong cái nhìn – cũ rất cũ – nhưng luôn luôn là bài học đầy ý nghĩa và cũng luôn luôn nhắc nhở : ấy là cái nhìn hôm nay vào thân phận của khối di dân khổng lồ từ Trung Cận Đông dắt dìu nhau lang thang , lếch thếch đổ vào châu Âu ... mà thấm thía cái thân phận người và sự mong manh của trần gian ...Đâu rồi những nền văn minh lớn của đế quốc Babylon , vùng Lưỡng Hà Địa , đế quốc Syria ...Chốn xưa xe ngựa hồn thu thảoNền cũ lâu đài bóng tịch dương( Thăng Long Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan)Cũng có người trích nỗi da diết của nhà thơ lưu vong người Macedonia Ante Popovski để minh họa cho cái cõi tà ba tội nghiệp của kiếp nhân sinh :Khi con thuyền cập bến thế giới mới ...Người ta hỏi anh mang theo cái gi ?Anh ta mở bọc quần áo và giơ ra một nắm đất ...Người ta giằng lấy nó và hòn đất vỡ tan tành ...Anh ta khóc ...Đó là tổ quốc tôi , anh ta nói .Và suốt đêm , anh ta nhặt nhạnh từng mảnh vụn , từng hạt !Còn cồ gắng lê lết để nhặt lấy từng mảnh vụn , từng hạt đất của quê hương , của tổ quốc mình ... thì cũng là điều quý hiếm và đáng trân trọng lắm rồi vì nó minh chứng con người còn có trái tim, còn có tâm hồn , nghĩa là còn tìm ra “ chốn này” mà Thượng Đế đã phải trả với một cái giá vô cùng đắt : cái chết trần truồng của Vị Thiên Chúa – Làm – Người trên cây gỗ thập tự với tấm bảng treo lủng lẳng – INRI ...Lm Ngô Mạnh Điệp