Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

: Chính khuôn mặt đó


Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa đó là câu chuyện danh họa Leonardo da Vinci đi tìm người mẫu để họa khuôn mặt của Giuđa, kẻ phản bội.
Leonardo đang miệt mài trong bức tranh "Bữa Ăn Cuối Cùng" của Chúa Giêsu với các môn đệ. Tất cả các khuôn mặt, từ Chúa Giêsu đến các môn đệ, đều đã hiện nguyên hình trên khung vải. Nhưng đến lúc phải tô vẽ cho khuôn mặt của Giuđa, danh họa Leonardo da Vinci đã tỏ ra lúng túng vì ông không biết phải tìm một người nào làm mẫu cho con người phản bội này... Ông đã phải đi dạo khắp nơi để tìm một khuôn mặt xấu xí, hiện thân của kẻ phản bội, gian trá. Sau mấy tháng trời tìm kiếm, cuối cùng ông đã gặp được khuôn mặt mà ông cho là ưng ý nhất. Trong khu xóm lầy lội, nghèo nàn, ông đã khám phá được một khuôn mặt mà ông cho là có đầy đủ những đường nét của tội ác. Ông đã lần mò đến gần người đó, và sau khi đã giải thích về bức tranh mình đang thực hiện, ông đã đề nghị người đó đến xưởng vẽ của ông để bắt tay vào công việc.
Người được chọn làm người mẫu cho Giuđa nhìn nhà danh họa hồi lâu. Cuối cùng, ông đốt lên một ngọn đuốc sáng vào gương mặt của ông... Leonardo ngạc nhiên vô cùng, bởi vì người đàn ông này cũng chính là người đã làm mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu... Cũng khuôn mặt đó, nhưng có lúc Leonardo da Vinci nhìn thấy những đường nét của Chúa Giêsu, vào lúc khác, ông lại thấy nó xấu xí như gương mặt của Giuđa.
Chúng ta thường nói: khi yêu thì trái ấu cũng tròn... Trong một lá thư tình nào đó, có lẽ hai người yêu nhau sẽ nói với nhau: không có anh, không có em, đất trời như vô nghĩa... Tình yêu có tính sáng tạo. Tình yêu giúp chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp nơi người mình yêu.
Tin và yêu là hai động tác gắn liền với nhau. Ngôn ngữ của đức tin không thể là ngôn ngữ của khoa học. Con người không đến với Thiên Chúa sau một thời gian dài tìm kiếm, lý luận. Con người chỉ đến với Thiên Chúa bằng tình yêu. Nói đến tình yêu là nói đến tin tưởng và phó thác.
Tomas đã đến với Chúa Giêsu Phục Sinh bằng sự lý luận, uyên bác của một nhà khoa học: "Nếu tôi không xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh và vào cạnh sường của Ngài... Tôi không tin". Thái độ này rất phù hợp với tinh thần khoa học. Trong công cuộc nghiên cứu khoa học, người ta quan sát, đưa ra giả thuyết, kiểm chứng, thí nghiệm rồi đi đến kết luận... Phương pháp này hoàn toàn vô giá trị trong tình yêu. Không ai quan sát một người nào đó, đưa ra một giả thuyết, rồi mới đi đến một kết luận: yêu hay không yêu. Mà trái lại, tình yêu đến trước tất cả các lý luận và tìm tòi của chúng ta...
Trong đức tin cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta đi vào tình yêu của Ngài.
Tình yêu đó mời gọi chúng ta vượt lên trên tất cả những lý luận và ngờ vực của chúng ta. Tình yêu đó giúp chúng ta khám phá ra vẻ đẹp và lòng nhân từ của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, trong ánh mắt của con người cũng như trong muôn màu sắc của thiên nhiên. Tình yêu đó giúp chúng ta nhìn thấy nơi gương mặt xấu xí của Giuđa những đường nét yêu thương của Chúa Giêsu. Tình yêu ấy cho chúng ta tìm thấy nơi niềm vui trong thất vọng, thua thiệt. Tình yêu ấy cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong những giờ phút trống rỗng vô nghĩa của cuộc sống.

27/06/2015 Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên Năm B


Tin Mừng : Mt 8, 5-17
"Những người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt đau đớn lắm!" Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: "Tôi sẽ đến chữa nó". Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi, tôi bảo người kia đến thì anh đến, tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng". Đoạn Chúa nói với viên sĩ quan rằng: "Ông cứ về, ông được như ông đã tin". Và ngay giờ ấy, gia nhân ông đã được lành mạnh.
Khi Chúa Giêsu vào nhà ông Phêrô, thấy bà mẹ vợ ông đang sốt rét liệt giường. Chúa chạm đến tay bà và cơn sốt biến đi. Bà chỗi dậy tiếp đãi các ngài.
Đến chiều, họ đưa đến cho Chúa nhiều người bị quỷ ám: Chúa dùng lời đuổi quỷ, và chữa lành tất cả các bệnh nhân, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói rằng: "Người đã gánh lấy các bệnh tật của chúng ta, và đã mang lấy những nỗi đau thương của chúng ta". Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ :
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu truyện lòng tin của viên bách quản Rôma, một lòng tin đã khiến Chúa Giêsu phải ngạc nhiên. Nếu Chúa Giêsu đã khen lòng tin của người đàn bà bị bệnh loạn huyết khi bà nghĩ rằng chỉ cần đụng vào gấu áo Ngài cũng đủ để được khỏi, thì lòng tin của viên bách quản này còn mạnh hơn nhiều: Ông tin rằng Chúa Giêsu chỉ cần nói một lời, thì đầy tớ của ông, dù có ở xa đến đâu cũng sẽ được lành. Trước lòng tin ấy, Chúa Giêsu đã thốt lên: "Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế".
Lời tuyên xưng của viên bách quản là kết quả hiểu biết đúng đắn về bản thân và quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. Ðể có sự hiểu biết đúng đắn cần phải có thái độ khiêm nhường và thành thật. Vì con người là một tinh thần kết hợp với thể xác: thể xác bị ràng buộc bởi các điều kiện không gian và thời gian, còn tinh thần chẳng bị một ràng buộc nào; thể xác đang nằm sát đất, nhưng tinh thần có thể vươn tới trời cao; thể xác đang ở hiện tại, nhưng tinh thần có thể lùi lại quá khứ hoặc hướng tới tương lai rất xa.
Óc tưởng tượng đưa con người viễn du khắp nơi, cả những vùng không tưởng. Óc tưởng tượng vẽ ra cho con người muôn vàn hình ảnh, mà nếu không khiêm nhường trong hiểu biết, con người sẽ bám víu mãi vào đó. Khiêm nhường đem tinh thần con người trở về với thân xác hạn hẹp yếu đuối; khiêm nhường chỉ cho con người thấy thực tại của thân phận làm người, đó là hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa; tất cả những gì con người có đều là do Thiên Chúa ban. Nhận thức được chân lý này, nên niềm tin của viên bách quản được Chúa Giêsu khen thưởng, và Giáo Hội đã mượn lời tuyên xưng này để hằng ngày trong Thánh Lễ, người tín hữu có thể dâng lên Chúa tâm tình khiêm tốn, bất xứng của mình.
Ước gì lời Chúa hôm nay là một nhắc nhở chúng ta trong công việc hằng ngày, giúp chúng ta vững tin và nhận ra mọi ơn lành đến từ Chúa và dâng lời cảm tạ Ngài.AMEN.



Chính khuôn mặt đó



Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa đó là câu chuyện danh họa Leonardo da Vinci đi tìm người mẫu để họa khuôn mặt của Giuđa, kẻ phản bội.Leonardo đang miệt mài trong bức tranh "Bữa Ăn Cuối Cùng" của Chúa Giêsu với các môn đệ. Tất cả các khuôn mặt, từ Chúa Giêsu đến các môn đệ, đều đã hiện nguyên hình trên khung vải. Nhưng đến lúc phải tô vẽ cho khuôn mặt của Giuđa, danh họa Leonardo da Vinci đã tỏ ra lúng túng vì ông không biết phải tìm một người nào làm mẫu cho con người phản bội này... Ông đã phải đi dạo khắp nơi để tìm một khuôn mặt xấu xí, hiện thân của kẻ phản bội, gian trá. Sau mấy tháng trời tìm kiếm, cuối cùng ông đã gặp được khuôn mặt mà ông cho là ưng ý nhất. Trong khu xóm lầy lội, nghèo nàn, ông đã khám phá được một khuôn mặt mà ông cho là có đầy đủ những đường nét của tội ác. Ông đã lần mò đến gần người đó, và sau khi đã giải thích về bức tranh mình đang thực hiện, ông đã đề nghị người đó đến xưởng vẽ của ông để bắt tay vào công việc.Người được chọn làm người mẫu cho Giuđa nhìn nhà danh họa hồi lâu. Cuối cùng, ông đốt lên một ngọn đuốc sáng vào gương mặt của ông... Leonardo ngạc nhiên vô cùng, bởi vì người đàn ông này cũng chính là người đã làm mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu... Cũng khuôn mặt đó, nhưng có lúc Leonardo da Vinci nhìn thấy những đường nét của Chúa Giêsu, vào lúc khác, ông lại thấy nó xấu xí như gương mặt của Giuđa.Chúng ta thường nói: khi yêu thì trái ấu cũng tròn... Trong một lá thư tình nào đó, có lẽ hai người yêu nhau sẽ nói với nhau: không có anh, không có em, đất trời như vô nghĩa... Tình yêu có tính sáng tạo. Tình yêu giúp chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp nơi người mình yêu.Tin và yêu là hai động tác gắn liền với nhau. Ngôn ngữ của đức tin không thể là ngôn ngữ của khoa học. Con người không đến với Thiên Chúa sau một thời gian dài tìm kiếm, lý luận. Con người chỉ đến với Thiên Chúa bằng tình yêu. Nói đến tình yêu là nói đến tin tưởng và phó thác.Tomas đã đến với Chúa Giêsu Phục Sinh bằng sự lý luận, uyên bác của một nhà khoa học: "Nếu tôi không xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh và vào cạnh sường của Ngài... Tôi không tin". Thái độ này rất phù hợp với tinh thần khoa học. Trong công cuộc nghiên cứu khoa học, người ta quan sát, đưa ra giả thuyết, kiểm chứng, thí nghiệm rồi đi đến kết luận... Phương pháp này hoàn toàn vô giá trị trong tình yêu. Không ai quan sát một người nào đó, đưa ra một giả thuyết, rồi mới đi đến một kết luận: yêu hay không yêu. Mà trái lại, tình yêu đến trước tất cả các lý luận và tìm tòi của chúng ta...Trong đức tin cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta đi vào tình yêu của Ngài.Tình yêu đó mời gọi chúng ta vượt lên trên tất cả những lý luận và ngờ vực của chúng ta. Tình yêu đó giúp chúng ta khám phá ra vẻ đẹp và lòng nhân từ của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, trong ánh mắt của con người cũng như trong muôn màu sắc của thiên nhiên. Tình yêu đó giúp chúng ta nhìn thấy nơi gương mặt xấu xí của Giuđa những đường nét yêu thương của Chúa Giêsu. Tình yêu ấy cho chúng ta tìm thấy nơi niềm vui trong thất vọng, thua thiệt. Tình yêu ấy cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong những giờ phút trống rỗng vô nghĩa của cuộc sống.

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN B


Kn 1,13-15; 2,23-24; 2Cor 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43
NGUỒN GỐC CỦA CÁI CHẾT VÀ SỰ SỐNG
Tin Mừng : Mc 5,21-43
Khi ấy, Đức Giê-su lại đi thuyền, sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người, và khẩn khoản nài xin: "Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống." Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người. Vì bà tự nhủ: "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu." Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc đó, Đức Giê-su thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi?" Các môn đệ thưa: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: "Ai đã sờ vào tôi?" Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người nói với bà ta: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?" Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi." Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an. Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giê-su thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. Người bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. Người cầm lấy tay nó và nói: "Ta-li-tha kum", nghĩa là: "Này bé, Thầy truyền cho con: chỗi dậy đi!" Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ. Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
1.Ý chính Tin Mừng : 
Qua hai phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu đã làm cho người đàn bà bị xuất huyết và con gái ông Giairô, thánh Marcô muốn chứng tỏ rằng: bệnh tật và cái chết đang thực sự thống trị trên đời sống con người, hơn nữa những nỗ lực yếu ớt từ phía con người nhằm thoát ra khỏi sự phong tỏa của bệnh tật và cái chết như đang đi vào ngõ cụt.
Máu vốn là nguyên lý của sự sống, mà ‘người đàn bà bị bệnh xuất huyết mười hai năm’ nghĩa là sự sống đang từng bước giảm sút nghiêm trọng nơi bà để nhường chỗ cho sự thống trị của cái chết. Và hình ảnh cơn hấp hối đang hoành hành trên đứa bé gái con của ông Giairô càng làm rõ nét hơn thế lực của sự chết mà không ai có thể cưỡng lại được.
Trong bối cảnh ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện như Đấng là Sự Sống và cũng là Đấng mang lại sự sống. Sự xuất hiện của Ngài đồng nghĩa với sự biến mất của bệnh tật và sự chết. Nói cách cụ thể hơn, duy chỉ mình Ngài mới có thể giúp con người phục hồi được thể trạng từ những căn bệnh nan y và nhất là dành lại sự sống từ trong cõi chết.

II. GỢI Ý SUY NIỆM :
1. Lời khẳng định của tác giả sách Khôn ngoan như muốn làm mới lại một chân lý dường như đã trở nên cũ kỹ: ‘Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, để sống vĩnh viễn… Ngài chẳng vui mừng khi người sống phải chết.’ Theo quan điểm đó, đúng là Thiên Chúa có thể cho phép sự dữ xảy ra, nhưng sự dữ không bao giờ có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Vì thế, xác tín này phải là nền tảng vững chắc để củng cố niềm tin cho người tín hữu khi phải đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hằng ngày.
2. Dư giả và thiếu thốn là một kiểu nói khác để phản ánh thân phận của con người khi phải đối diện với sự sống và cái chết: dư giả thì sống còn thiếu thốn thì chết. Đang khi theo khuynh hướng tự nhiên, con người luôn bị cám dỗ để làm cho sự chênh lệch ‘dư giả - thiếu thốn’ (giàu nghèo) này càng trở nên nghiêm trọng, thì người Kitô hữu lại được thánh Phaolô mời gọi để nỗ lực góp phần làm giảm bớt đi sự chênh lệch này bao nhiêu có thể, khi cùng nhau xây dựng một thế giới ‘đồng đều’ hơn, bình đẳng hơn trên nền tảng của đức ái Kitô giáo.
3. Cái chết đã trở thành một qui luật, khi mạnh lúc yếu, luôn chi phối trên cuộc sống của kiếp nhân sinh. Và con người, chỉ với những nỗ lực trong khả năng của mình, không bao giờ có thể cưỡng lại nổi sức mạnh của cái chết. Nhưng nhờ sự phục sinh của Đức Kitô, sự chết đã nhường chỗ sự sống, và như thế con người có cơ hội để đặt chân vào ngưỡng cửa của cõi phúc trường sinh với một điều kiện là tin vào Đức Giêsu Kitô. Do vậy, kiên vững trong niềm tin là điều kiện tiên quyết giúp người tín hữu có thể, cùng với Đức Kitô, chiến thắng sự chết để khải hoàn bước vào sự sống đời đời bên Thiên Chúa.


Để Cho Lòng Tha Thứ Tiếp Tục Hiện Hữu


Chuyện "Nghìn lẻ một đêm" của Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau:
Có hai người anh em ruột nọ bắt chói được thủ phạm giết cha mình. Họ lôi kéo tên sát nhân đến trước quan tòa và yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt răng đền răng. Kẻ sát nhân đã dùng đá để ném chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá theo như luật đã quy định... Trước mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội lỗi của mình. Nhưng trước khi bị đem ra xử, hắn chỉ xin một ân huệ, đó là được trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến một người cháu được ký thác cho hắn trông coi từ nhỏ. Sau thời hạn đó, hắn sẽ trở lại để chịu xử tử... Quan tòa xem chừng như không tin ở lời cam kết của tên tử tội. Giữa lúc quan tòa đang do dự, thì trong đám đông những người tham dự phiên tòa, có một người giơ tay cam kết: "Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội. Nếu sau ba ngày, hắn không trở lại, tôi sẽ chết thế thay cho hắn".
Tên tử tội được tự do trong ba ngày để giải quyết việc gia đình. Sau đúng kỳ hạn ba ngày, giữa lúc mọi người đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, hắn hiên ngang bước ra giữa pháp trường và dõng dạc tuyên bố: "Tôi đã giải quyết mọi việc trong gia đình. Giờ đây, đúng theo lời cam kết, tội xin trở lại đây để chịu tội. Tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: Chữ tín không còn trên mặt đất này nữa".
Sau lời phát biểu dõng dạc của kẻ tử tội, người đàn ông đã đứng ra bảo lãnh cho hắn cũng ra giữa đám đông và tuyên bố: "Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này, là vì tôi không muốn để cho người ta nói: Lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa".
Sau hai lời tuyên bố trên , đám đông bỗng trở nên thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi để thể hiện những gì là cao quý nhất trong lòng người...
Từ giữa đám đông, hai người thanh niên bỗng tiến ra và nói với quan tòa: "Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta sẽ không còn nói: Lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa".
Giữa sa mạc cằn cỗi, một cụm cỏ hay một cánh hoa dại là cả một bầu trời hy vọng cho những người lạc lõng. Giữa sa mạc nóng cháy, một tiếng suối róc rách là cả một nguồn hy vọng tràn trề cho những ai đang đói khát... Giữa một xã hội khô cằn tình người, giữa một xã hội mà những giá trị tinh thần và đạo đức đã bị bóp nghẹt, chứng từ của người tín hữu Kitô cần thiết hơn bao giờ hết. Giữa biển khơi mù mờ, có biết bao kẻ chới với đang cần một chiếc phao của chữ tín, của lòng thành, của lòng quảng đại, của sự tha thứ...
Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói; Niềm tin vào cuộc sống, ý nghĩa của cuốc đời vẫn còn cháy sáng giữa xã hội.
Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người.
Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Con người vẫn có thể yêu thương nhau và sống cho nhau.
Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Tôn giáo không là thuốc phiện mê hoặc quần chúng, nhưng là sức mạnh để cải thiện xã hội.r

Radio Veritas

Câu chuyện ngày của Cha


Hôm nay, 21 tháng 6, ngày Chúa Nhật tuần thứ ba của tháng 6 ngày tôn vinh những người cha. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cha trong gia đình.Và trong Giáo hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh mục, các ngài cũng là người cha đã nuôi dưỡng chăm sóc chúng ta lớn lên trong đức tin.Xin Chúa gìn giữ các ngài được bình an mạnh khỏe để luôn kề bên con cái,là điểm tựa vững chắc cho con cái, thêm sức mạnh cho con cái vào đời đương đầu với bao sóng gió hiểm nguy.
Tại sao lại có ngày Lễ của Cha Nếu như mẹ có ngày Lễ của mẹ, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -10,... thì bố lại rất hiếm ngày lễ của riêng mình. Có lẽ vì thế mà ngày Lễ của Cha đã ra đời để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến, tôn vinh người giữ vai trò quan trọng nhất trong gia đình. Ngày Lễ của Cha (Father's Day) chính thức được tổ chức rộng rãi đầu tiên ở Mỹ vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6/1972.

Ngày lễ này được ghi nhận là ý tưởng của Sonora Smart Dodd, một phụ nữ trẻ ở Spokane, bang Washington, Mỹ. Sonora muốn tổ chức một ngày lễ đặc biệt để biết ơn người Cha đã lặng lẽ ở vậy nuôi 6 người con sau khi mẹ cô qua đời. Ngày của Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19/6/1910 ở Spokane. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì nơi tổ chức ngày này đầu tiên không phải là ở Spokane mà là ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5/7/1908. Nó được tổ chức bởi cô Grace Golden Clayton, người muốn kỷ niệm cuộc sống của 210 người đàn ông (họ đều đang làm bố) đã bị hy sinh trong thảm họa khai thác mỏ Monongah vài tháng trước đó tại Tây Virginia. Cô ấy đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất, ngày sinh nhật người bố của bà vừa mới qua đời để tổ chức buổi lễ. Nhưng không may, ngày lễ đó đã bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Thế nên buổi lễ đã không được tổ chức trở lại. Như vậy là ngày Lễ của Cha đã tồn tại được 40 năm rồi và có rất nhiều quốc gia tổ chức ngày lễ này. Riêng ở Việt Nam, mặc dù ngày Lễ của Cha chưa chính thức trở thành ngày lễ kỉ niệm trên toàn quốc, nhưng rất nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng và nhân rộng nó. 
2 Câu chuyện cảm động bạn nên đọc 
Vào năm 1988 tại Mỹ có một trận động đất lớn (8,2 độ richter) đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn 30 ngàn người chỉ trong vòng bốn phút. Giữa khung cảnh hoảng loạn đó, một người Cha vội chạy đến trường học mà con ông ta theo học … toà nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn, đổ nát… Sau cơn sốc, ông nhớ lại lời hứa với con mình: "Cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, Cha sẽ luôn ở bên con!” Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ nhìn vào đống đổ nát trước đây là trường học thì không còn hi vọng, nhưng trong đầu ông lại không thể xoá đi lời hứa với con và ông đã hành động theo những gì mà trái tim ông mách bảo. Ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa con đi học mỗi ngày, ông nhớ rằng phòng học con trai mình ở phía bên phải của trường. Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới. Những người cha, người mẹ khác cũng chạy đến, và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu than: “ôi, con trai tôi!”, “ôi, con gái tôi!” Một số người khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát, họ nói: 
- Đã quá muộn rồi ! - Bọn trẻ đã chết rồi!
- Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu! Với mỗi người, ông chỉ đặt một câu hỏi: “Anh có giúp tôi không?!”
Và sau đó, với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới, tìm đứa con mình.
Lúc này, có cả chỉ huy cứu hoả và ông này cũng cố sức đưa ông ra khỏi đống đổ nát: 
- Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ. Ông đang ở trong vòng nguy hiểm, chúng tôi sẽ lo mọi việc, ông hãy về nhà đi! Người đàn ông chỉ hỏi lại: “Ông có giúp tôi không?!” Sau đó là những người cảnh sát, họ cũng cố thuyết phục ông: 
- Mọi việc đã kết thúc, ông có hiểu không? Ông đang gây nguy hiểm cho chúng tôi đấy, ông hãy về đi! Đó là việc tốt nhất ông có thể làm lúc này đấy! Và với cả họ, ông cũng chỉ hỏi: "Các anh có giúp tôi không?!” 
Nhưng một lần nữa, ông cũng chỉ nhận được sự từ chối! Ông lại tiếp tục một mình vì ông hiểu rằng ông phải tự mình thực hiện lời hứa với con, dù con ông còn sống hay đã mất! Ông đào tiếp… 12 giờ… 24 giờ… mảng tường cuối cùng được lật ra, dây thần kinh ông lúc này dường như đang căng ra, ông đang chờ đợi điều xấu nhất… Nhưng, ông nghe tiếng con trai mình! Ông gọi lớn tên con: - “Armand!” Tim ông như ngừng đập khi:
- “Cha ơi , con đây!” Và với một giọng tự hào, cậu bé bảo: 
- “Con đã nói với các bạn là đừng sợ vì nếu Cha còn sống, Cha sẽ cứu con! Và khi Cha đã cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu. Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào Cha cũng luôn ở bên con, Cha còn nhớ không? Và Cha đã thực hiện được điều đó!” 
- “Cha luôn ở bên con, con à! Nhưng Cha muốn biết ở đó sao rồi?” - "Tụi con còn lại 14 trên 33 Cha ạ! Tụi con sợ lắm, đói, khát… nhưng bây giờ tụi con đã có Cha ở đây, Cha sẽ cứu bọn con, phải không cha?” 
- “Ra đây đi con!” - “Khoan đã cha! Để các bạn ra trước, con biết rằng Cha sẽ không bỏ rơi con. Có chuyện gì xảy ra con cũng biết rằng Cha luôn bên cạnh con.” 
– Một cách tin tưởng, cậu bé nói với cha!

Thứ Sáu Tuần XII Mùa Thường Niên Năm B

26/06/2015
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch".PHÚC ÂM: Mt 8, 1-4
Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người. Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch". Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn. Anh hãy lành bệnh". Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: "Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết". Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM;
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đánh đổ được huyền thoại của người đương thời với Ngài về bệnh phong cùi. Thật thế, trong quan niệm của người Do Thái lúc đó, bệnh tật là một hình phạt trực tiếp của Thiên Chúa đối với tội lỗi của con người. Người mắc bệnh phong cùi là người đã từng mắc tội ác khủng khiếp đến độ đã bị Thiên Chúa trừng phạt nặng nề. Thế nên, khi bị đẩy ra bên lề xã hội, người phong cùi không những chịu đớn đau trong thân xác, mà còn phải gánh chịu sự tủi nhục do người đồng loại gây ra. Khi chữa lành người phong cùi, Chúa Giêsu muốn nói rằng Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người và chính tình yêu là sức mạnh chữa trị bệnh tật cho con người.
Sứ điệp ấy của Chúa Giêsu, trải qua các thế hệ, đã có biết bao nhiêu người chuyển đạt và thực thi cho những người phong cùi trên khắp thế giới. Những bàn tay săn sóc, những lời nói an ủi, và nhất là sự hiện diện chia sẻ bên cạnh các người phong cùi. Tất cả những cử chỉ ấy là để khẳng định với những người phong cùi rằng Thiên Chúa yêu thương họ.
Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm được rằng những đau đớn thân xác không xâu xé và đè bẹp con người cho bằng nỗi cô đơn và bị bỏ rơi. Bệnh phong cùi là tột điểm của nỗi cô đơn mà con người có thể rơi vào. Tựu trung, cô đơn cũng đồng nghĩa với vắng bóng tình yêu.
Không có cơ hội hoặc không đủ can đảm để phục vụ những người phong cùi, thì ít ra chúng ta xin Chúa cho chúng ta có thể mang lại sứ điệp yêu thương của Chúa đến mọi người, nhất là những ai đang sống trong cô đơn thử thách.AMEN.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

26/6. Thứ Sáu Tuần XII Thường Niên

.St 17,1.9-10.15-22; Mt 8,1-4
Tin Mừng: Mt 8,1-4
Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người. Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch". Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn. Anh hãy lành bệnh". Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: "Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết".

Suy niệm
Hành động “cúi mặt cười” của Abraham có thể nói chỉ là phản ứng tự nhiên của con người khi nghe nói đến một điều gì đó vượt ngoài khả năng của mình. Lời của Thiên Chúa nói với Abraham gợi lên trong tôi một suy nghĩ: Tại sao Thiên Chúa phải đợi ông đến tuổi già, đến cái tuổi mà theo kiểu nói của con người là “hết xí quách” rồi mới nói đến chuyện sinh con?
Từ suy nghĩ này mà tôi thấy phục ông Abraham, không hổ danh là “cha của niềm tin”. Dường như trong ý định của Thiên Chúa, Ngài muốn ông Abraham phải nên mẫu mực của niềm tin để cho dân Chúa noi theo sau này. Và quả thật như vậy, cho đến muôn đời, niềm tin của Tổ Phụ Abraham vẫn luôn được nhắc nhớ mãi.
Đức tin trước hết là một ân ban và đó cũng là thứ quý giá nhất mà con người có được trong tương quan với Thiên Chúa. Khi nhìn lại đời sống, dường như mọi vấn đề đều hệ tại ở đức tin của mỗi người; hay nói cách khác, nếu chúng ta có đức tin vững vàng thì mọi vấn đề trong đời sống sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Tại sao tôi buồn, tại sao tôi chán nãn, tại sao tôi phạm tội, tại sao tôi chưa được biến đổi nhiều? Thưa, bởi vì tôi chưa tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, bởi vì tôi chưa tin vào phần thưởng mà Chúa hứa ban cho tôi trong sự sống đời sau.
Tóm lại, bởi vì tôi kém tin, tôi tin chưa đủ, hay chỉ tin nửa vời. Xin đưa ra một kinh nghiệm cụ thể, nếu tôi tin Chúa hiện diện khắp mọi nơi thì làm sao tôi dám lừa gạt, làm sao tôi dám phạm tội, làm sao tôi dám....?
Vì là một ân ban, cho nên đức tin cần phải được gìn giữ và bảo vệ; hay nói cách khác, để đức tin được phát triển và lớn mạnh vẫn cần sự cộng tác của con người, và đức tin chỉ được củng cố và phát sinh hiệu quả mỗi ngày bằng chính sự tiếp nhận và đáp trả cách quảng đại và nhiệt tình của con người. Chẳng hạn như hình ảnh người phong cùi trong bài Tin Mừng hôm nay, anh đã tiếp nhận, đáp trả và nhiệt tình chạy đến với Chúa, để rồi anh đã được Chúa Giêsu “giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: Ta muốn. Anh hãy lành bệnh.” (Mt 8, 3).
Cầu xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Tổ Phụ Abraham trong bài đọc I và người phong cùi trong bài Tin Mừng, để niềm tin của chúng ta ngày thêm vững vàng hơn mỗi ngày. Amen!