Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

THỨ BẢY 04.07 - Tuần XIII Thường Niên


St
27:1-5.15-29; Mt 9:14-17
Mt 9, 14-17
Khi ấy, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Ðức Giêsu rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Ðức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế mới giữ được cả

ĐỔI MỚI
Sau 6 tháng trị vì, đức giáo hoàng Phanxicô đã bắt đầu công cuộc cải cách giáo triều với một cuộc họp lịch sử cùng với 8 vị hồng y cố vấn.
Đức Giêsu kể dụ ngôn vải mới – áo cũ, rượu mới – bầu da cũ. Nếu lấy vải mới vá vào áo cũ, miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng rách to hơn; nếu lấy rượu mới đổ vào bầu da cũ, bầu da sẽ nứt.
Qua dụ ngôn ngắn gọn này, Đức Giêsu muốn dạy cho các môn đệ của ông Gioan cũng như tất cả chúng ta một bài học: Để hiểu được những việc Chúa làm và những giá trị của Tin Mừng, chúng ta cần có một tư tưởng, một cái nhìn mới. Không thể dùng tư tưởng “lỗi thời” của Cựu Ước, cũng như tư tưởng “hẹp hòi” của mỗi chúng ta để tiếp nhận giáo huấn mới mẻ của Đức Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết thành tâm hoán cải, để tư tưởng chúng con được biến đổi, được trở nên tươi mới và rộng mở, hầu có thể đón nhận “rượu mới” là Tin Mừng của Ngài.


04/07/2015 Thứ Bảy Tuần VIII Mùa Thường Niên Năm B



PHÚC ÂM: Mt 9, 14-17
"Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang còn đang ở với họ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn". Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM:
Thánh Phanxicô được mệnh danh là người nghèo của Thiên Chúa, đã làm một cuộc đoạn tuyệt với tất cả những gì thuộc về thế gian để nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Trên bước đường theo Ngài, Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình". Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.
Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét lại tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu. Mang danh hiệu của Ngài, làm môn đệ của Ngài có nghĩa là phải sống trọn cho Ngài. Nói như thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi". AMEN.
04/07/2015 THỨ BẢY TUẦN 13 TN


Mt 9, 14-17
Khi ấy, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Ðức Giêsu rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Ðức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế mới giữ được cả hai.”


CANH TÂN ĐỜI SỐNG ĐẠO

Suy niệm: “Rượu mới bầu da mới” đã thành một qui luật tồn tại. Qua mọi thời, Giáo Hội vẫn luôn đi tìm những hình thức mới chuyển tải sứ điệp Phúc Âm để người đương thời có thể tiếp nhận được. Cũng trong ý hướng đó mà vào ngày 25/01/1959, khi được bầu làm Giáo Hoàng mới chỉ có ba tháng, đức chân phước Gioan XXIII đã triệu tập công nghị giáo phận Rôma, rồi công đồng chung của Giáo Hội toàn cầu và canh tân giáo luật. Ngài muốn cập nhật (aggiornamento) đời sống Giáo Hội cho thích hợp với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đây cũng chính là ý hướng chủ đạo của công đồng chung Vatican II mà chúng ta sắp cử hành kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc.
sống chung quanh ta đang diễn ra với những thay đổi sâu rộng và nhanh chóng: làm ăn, mua sắm học hành, vui chơi, xây cất… Cần tìm ra những cách sống đạo, làm việc tông đồ, sinh hoạt đoàn thể phù hợp với hoàn cảnh mới, bằng không có nguy cơ xơ cứng, xói mòn, lạc hậu, không hiệu quả.
Chúng ta  tránh thái độ bảo thủ, nhưng biết cởi mở, sẵn sàng lắng nghe những phản biện, những đề xuất mới mẻ giúp cho đời sống đạo mỗi ngày một sống động hơn, linh hoạt hơn.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến đổi mới tâm hồn con  trong ân sủng Chúa và giúp chúng con đổi mới cuộc sống chung quanh con.


NGÀY 04-07-2015 THỨ BẢY TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN


LỜI CHÚA: Mt 9,14-17
14 Bấy giờ, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: "Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay? "15 Đức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.16 Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm.17 Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai."
SUY NIỆM
Qua những hình ảnh đời thường: “rượu mới phải đựng trong bầu da mới, áo mới phải vá bằng vải mới”, được sử dụng để làm dụ ngôn, Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến một nhận thức về ơn gọi làm con Thiên Chúa. Người cũng dạy giáo lý về ơn cứu độ nhằm giải thoát con người khỏi vòng thống trị của ma quỷ, của tội lỗi.
Và những điều “mới”: áo mới, vải mới hoặc rượu mới, bình mới, đối nghịch với những hình ảnh: áo cũ, rượu cũ, vải cũ, bình cũ.
Những cái “cũ” là những kiểu sống chỉ biết dựa trên kinh sách, lễ nghi hoặc truyền thống, nhưng không sống lòng mến, không có tình bác ái, không đem con người đến gần hơn với Thiên Chúa, không làm cho con người sống yêu thương với anh chị em.
Với tinh thần mới này, một cách cụ thể, Chúa dạy người ta ăn chay bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu mến, bằng sự hy sinh, bằng dấn thân cho công bằng, cho chân lý…
Người ta phải loại trừ kiểu ăn chay hình thức: ăn chay nhưng xoi mói, thiếu bác ái, thiếu tình yêu, thiếu lòng chân thành…
Vậy chúng ta rút ra hai kết luận này:
- Ăn chay không phải là để khoe khoang, nhưng là để sửa chữa những thói quen bất công và tập sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân.
- Bằng việc chay tịnh, chúng ta tập sống khắc khổ, sống khiêm nhường và nâng cao tình yêu của mình chứ không phải xoi mói, phê phán anh chị em.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con ý thức rằng, Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống chúng con, vì thế xin đừng để chúng con sống và giữ đạo với bộ mặt bên ngoài mà thiếu tấm lòng. Xin giúp chúng con chay tịnh lòng mình, nghĩa là nhìn thấy mình còn nhiều lỗi lầm, nhiều khuyết điểm mà ăn năn đền tội cho xứng với ơn nghĩa và tình yêu của Chúa.  Amen.


CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN


Có tin mới thấy
(Mác-cô 6:1-6)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mác-cô1Khi ấy, Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? 3Ông ta không phải là con bác thợ mộc, con bà Maria và là anh em với các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Giu-đa và Si-môn sao? Và họ vấp ngã vì Người. 4Đức Giêsu bảo họ: “Tiên tri có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” 5Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên vài bệnh nhân và chữa lành họ. 6Người lấy làm lạ vì họ không tin. Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy.Đó là Lời Chúa.


Tại một vùng của nước Pháp, dân chúng có tập tục rất lạ. Đó là vào sáng sớm Chúa Nhật Phục sinh khi hồi chuông đầu tiên của nhà thờ vang lên, tất cả mọi người đều trổi dậy chạy ra giếng làng để rửa mắt với giòng nước mát lạnh.
Nhiều bạn trẻ không hiểu vì sao lại chạy ra giếng rửa mắt, trong khi ngày nay gia đình nào cũng có các vòi nước trong nhà.
Lúc ấy các vị bô lão mới giải thích : Đó là hình thức cầu nguyện bằng hành động, qua đó dân làng cầu xin Thiên Chúa ban cho họ đôi mắt đức tin mới, để họ thấy Đức Giêsu Phục sinh đang hiện diện sống động giữa họ.
*
Với con mắt định kiến, thiển cận và hẹp hòi, những người đồng hương với Đức Giêsu đã không nhận ra khuôn mặt thật của Người. Họ không tin Người là một tiên tri, lại càng không thể tin Người là Đấng Cứu Thế, và chắc chắn họ chẳng ngờ mình là người đồng hương với Con Thiên Chúa.
Chính lòng ghen tỵ là một trong những nguyên nhân khiến "các tiên tri không được kính trọng ở quê hương mình" (Lc.4,24). Mc. Kenzie nói : "Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính, còn người ghen tỵ nhìn bằng kính hiển vi".
Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy quá khứ rất đỗi bình thường của Người.
Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy hiện tại của Người không một chút hào quang.
Họ không tin vì họ chỉ nhìn thấy nơi Người một bác thợ mộc rất mực âm thầm, khiêm tốn.
Chính vì không tin nên họ đã không thấy. Thấy đây là thấy toàn vẹn khuôn mặt của Thiên Chúa. Thấy đây là thấy Người bằng cái nhìn luôn đổi mới. Thấy đây là thấy với con mắt đức tin. Tác giả thư Do thái viết : "Đức tin là bảo đảm cho những gì ta hy vọng, là bằng chứng cho những gì ta không thấy" (Dt.11,1). James Woodbridge viết : "Đức tin là con mắt để nhìn thấy Chúa, là bàn tay để nắm lấy Người, là sức mạnh giúp ta tự hiến cho Người".
Cho dù Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Người có thể làm được mọi sự. Nhưng Người phải bó tay trước sự cứng lòng của con người. Người đã trở nên bất lực trước những kẻ thiếu niềm tin. Và quả thật, "Người đã không thể làm được phép lạ nào" tại quê hương mình. Thế mới biết con người có khả năng cản trở Thiên Chúa, con người có toàn quyền từ chối quà tặng của Người.
Nếu Phép lạ là quà tặng của Thiên Chúa, cần được đón nhận với Niềm tin ; thì chính Niềm tin là ân huệ của Thiên Chúa chỉ có thể nhận được với lời cầu nguyện. Cần phải cầu nguyện để có Niềm tin. Nhà bác học kiêm triết gia Pascal đã nói : "Để có niềm tin con người phải quì gối cầu xin".
*
Lạy Chúa, còn bao nhiêu việc lạ lùng Chúa muốn làm cho đời chúng con, xin Chúa ban thêm Niềm tin cho chúng con, để nhờ đó Chúa được tự do thực hiện những kỳ công của Người. Xin giúp chúng con cũng biết gieo rắc Niềm tin Chúa trong lòng mọi người. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")


Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần XIII Thường Niên


03/7. Thứ Sáu. Thánh Tôma Tông đồ. Ep 2,19-22; Ga 20,24-29
Bài đọc I - Ep 2,19-22
Anh em thân mến, anh em không còn là khách trọ và khách qua đường nữa, nhưng là người đồng hương với các Thánh và là người nhà của Thiên Chúa: anh em đã được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ và các Tiên tri, có chính Ðức Giêsu Kitô làm đá góc tường. Trong Người, tất cả toà nhà được xây dựng cao lên thành đền thánh trong Chúa; trong Người, cả anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần.
Tin mừng - Ga 20,24-29
Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ði-đy-mô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!"
Suy niệm
Nhắc đến Tôma, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của môt người kém tin, cứng tin. Trước lời chứng của các Tông đồ về việc Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với họ, Tôma vẫn cứng tin, đòi kiểm nghiệm thực tiễn bằng chính mắt mình, tay mình. Chính Đức Giêsu Phục sinh lại hiện đến, cách riêng cho Tôma, và sẵn sàng để ông kiểm chứng bằng giác quan của ông.
Như Tôma, nhiều khi tôi trở nên cứng tin trước những mầu nhiệm về Thiên Chúa, muốn tìm kiếm, muốn đụng chạm đến Chúa bằng trí khôn hạn hẹp, đầy giới hạn của con người.
Mong sao, lòng tôi mềm mại hơn, để dễ đón nhận ý Chúa, những chân lý về Chúa qua những giáo huấn của Giáo hội hướng dẫn đời sống tôi.
Mong sao, tôi qua những tháng ngày gắn bó với Chúa, tôi có được cảm nhận như các Tông đồ xưa, khi các ông “khoe” với Tôma: “Chúng tôi đã được thấy Chúa”.