Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

THỨ SÁU 03.07


THÁNH TÔ-MA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính

Ep 2:19-22; Ga 20:24-29
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Vào ngày 22/02/1931, Chúa Giêsu đã truyền cho chị nữ tu Faustina Kowalska người Ba Lan thông điệp Lòng Thương Xót Chúa.
Chúa Phục Sinh là một biến cố vĩ đại và vượt quá sự hiểu biết của con người. Vì thế, ông Tôma đòi phải có chứng cứ về mặt thể lý do chính ông xác nghiệm, ông mới tin. Nhiều người xem ông là kẻ chậm tin.
Vì thương xót, Đức Giêsu đã đích thân hiện ra để củng cố đức tin của ông Tôma. Ông đã mạnh mẽ tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu là Đấng Phục Sinh và là Thiên Chúa.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng có những giây phút nghi nan và niềm tin chao đảo. Vì thương xót chúng ta, bằng cách này cách khác, Chúa cho chúng ta nhận ra dấu chứng tình yêu của Người, nhờ đó chúng ta tin tưởng vào Chúa hơn.

Xin thương xót con cùng, lạy Thiên Chúa,
xin Ngài thương xót con,
này con đến ẩn náu bên Ngài. (Tv 57,2)

Ngày 03.07.2015, Thứ Sáu Tuần 13 TN



Ngày 03.07.2015, Thứ Sáu Tuần 13 TN
Th. Tôma, tông đồ

Ga 20,24-29
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

Tin lời chứng của cộng đoàn
Suy niệm: Tôma được gọi là “chuyên gia đi vắng”, bởi vì ngoài lần vắng mặt hôm nay, theo truyền thuyết, ông còn vắng mặt khi chôn cất Đức Mẹ. Lúc trở về, ông đã nằng nặc đòi mở tảng đá để nhìn xác Đức Mẹ lần cuối, và vì thế, khám phá ra trong mộ không còn xác Đức Mẹ nữa! Nhờ lần vắng mặt khi Đức Giêsu phục sinh hiện ra ấy, ông được Ngài hiện ra lần nữa, đặc biệt cho riêng ông, cho thấy Ngài quan tâm đến ông biết bao, và cũng nói cho ông biết Ngài xác nhận lời chứng của các tông đồ. Ngài như muốn nói với ông, và cả chúng mình, rằng không cần phải mắt thấy tai nghe, tay đụng chạm mới tin Ngài phục sinh, chỉ cần dựa vào lời chứng của các tông đồ là đủ. Theo truyền thống, thánh nhân rao giảng Tin Mừng tại Ba Tư, Syri, Ấn Độ và tử đạo tại miền đất Á Châu xa xôi này.
Noi gương thánh Tôma: khi đã tin Đức Kitô phục sinh, thì sống hết mình với niềm tin ấy. Cách tốt nhất để sống niềm tin phục sinh là trở thành chứng nhân cho niềm tin này.
Tại sao đời tôi buồn phiền, lây lất như vậy, phải chăng vì niềm tin phục sinh chưa thật sự chi phối đời tôi?
Tôi sẽ để niềm hy vọng phục sinh chi phối cuộc đời, bằng cách mọi cư xử, chọn lựa, quyết định của tôi đều dựa vào niềm hy vọng này.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin cho chúng con chân thành tuyên xưng như thánh Tôma: “Lạy Chúa Con, lạy Thiên Chúa của con” và nỗ lực hết mình để niềm tin phục sinh chi phối toàn bộ cuộc đời chúng con. Amen.


03.07.2015 – Thứ sáu - Thánh Tôma, Tông đồ



Ga 20, 24-29


Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

Suy niệm


Tôma đã không tin lời chứng của các môn đệ rằng Chúa Giêsu đã sống lại qua việc Ngài hiện ra với họ. Đức tin của cộng đoàn các môn đệ, những người bạn thân thiết đã cùng ông theo Chúa nhiều năm tháng, không giúp ông tin vào sự sống lại của Chúa. Ông khẳng định mình chỉ có thể tin nếu chính ông được gặp Chúa hiện ra, để xác nhận rằng đó chính là Chúa Giêsu thật qua các vết thương của Ngài. Tuy nhiên, khi Chúa hiện ra với ông, Tôma đã không cần thực hiện việc ‘xác nhận’ đó nhưng vẫn tin Chúa đã thực sự sống lại.

“Sự hồ nghi của Tôma” là điều mà không ít Kitô hữu ngày nay đang gặp phải, đặc biệt là các bạn trẻ phải rời xa gia đình, xa cộng đoàn giáo xứ thân quen để bước vào môi trường học tập, làm việc mới, nơi có những chủ trương, lối sống, học thuyết dễ khiến đức tin của họ bị chao đảo. Khi đó, họ cũng có cùng tâm trạng với thánh Tôma khi xưa, đó là cảm thấy đức tin của cộng đoàn mà mình đã và đang sống chung không giúp gì cho họ trong việc tìm lại niềm xác tín vào Chúa. Có thể họ vẫn đi lễ, vẫn tham dự các cử hành phụng vụ cùng với cộng đoàn, nhưng lại cảm thấy lạc lõng giữa những người đang sốt sắng cầu nguyện, ca ngợi Chúa. Cái họ cần là một cảm nghiệm cá vị với Chúa. Khi xưa, Chúa đã đáp ứng “yêu cầu” chính đáng này của thánh Tôma, nhưng Ngài không hiện ra với một mình ông, nhưng là với cộng đoàn các môn đệ có Tôma ở đó. Điều này có nghĩa là hành trình tìm kiếm niềm xác tín cá nhân không thể tách rời khỏi cộng đoàn, nhưng phải được thực hiện trong cộng đoàn và nhờ sự trợ giúp của cộng đoàn. Ngày nay, có lẽ Chúa sẽ không hiện ra cách tỏ tường với mỗi cá nhân để đáp lại mọi yêu cầu phải nhìn thấy Chúa thì mới tin vào Ngài, nhưng Chúa chắc chắn cho ta gặp được Ngài qua những gương sáng sống đức tin ngay trong chính cộng đoàn: đó có thể là một cụ già ít học, lọm khọm chống gậy đến nhà thờ mỗi ngày dù trời mưa gió; hay đó cũng có thể là một người đồng trang lứa, sẵn sàng hy sinh thời gian, công sức để làm việc bác ái.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết mở lòng để nhận ra hình ảnh của Chúa nơi những người xung quanh chúng con, và xin ban cho chúng con sự nhạy bén, cảm thông và khả năng giúp đỡ những người đang gặp thử thách về đức tin. Amen.