Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần X Thường Niên


10/6. Thứ Tư. 2Cr 3,4-11; Mt 5,17-19
Bài Ðọc I: 2Cr 3,4-11
Anh em thân mến, chúng tôi tin tưởng như thế trước mặt Thiên Chúa nhờ Ðức Kitô. Không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều gì như là bởi chính chúng tôi, nhưng điều đó là do Thiên Chúa: chính Người là Ðấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh.
Nếu việc phục vụ sự chết, được khắc thành chữ trên bia đá, rạng ngời vinh quang, khiến con cái Israel không thể nhìn thẳng vào mặt Môsê vì vinh quang trên mặt ông, dầu đó chỉ là vinh quang nhất thời, thì việc phục vụ Thần trí lại chẳng được vinh quang hơn sao? Thật vậy, nếu việc phục vụ án phạt đem lại vinh quang, thì việc phục vụ công chính lại càng đem vinh quang rực rỡ hơn; và về phương diện này, điều xưa kia là vinh quang, không còn vinh quang nữa so với sự vinh quang cao cả này. Bởi lẽ điều nhất thời mà còn được vinh quang, thì điều vĩnh cửu lại càng được vinh quang nhiều biết mấy.
Tin Mừng: Mt 5,17-19
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".
Suy Niệm
Lời Chúa ngày hôm nay nói với tôi về vấn đề lề luật. Lề luật không chỉ viết trên văn tự nhưng còn là Thần trí. Lề luật này không phải để hủy diệt nhưng là để cứu sống. Vì theo Thánh Phaolô “văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh”.
Khi nói về lề luật, Đức Kitô xác nhận lề luật là cần thiết nên Ngài đến không phải để bãi bỏ nhưng để kiện toàn. Lý do để kiện toàn là vì người ta hay nệ vào lề luật viết trên mặt chữ để xét đoán tha nhân; hay chỉ tô điểm cho cái vẻ bên ngoài…(cám dỗ Biệt phái); còn Chúa mặc cho lề luật một ý nghĩa mới. Ngài đòi người ta phải khắc ghi lề luật vào tim, để từ con tim mới có những lời xét đoán tha nhân dựa trên tình yêu, dựa trên luật của Thần Trí, nghĩa là phải biết cảm thông cho những vấp ngã của người khác. Chẳng hạn, Chúa không kết án người phạm tội ngoại tình.
Nhiều khi tôi hay dựa vào luật này luật nọ, sách này sách kia để phán đoán, chỉ trích người khác; khi làm như thế là tôi đi ngược với giáo huấn của Chúa rồi.
Xin Chúa dạy con biết cảm thương với người khác vì chính Chúa đã cảm thương những nỗi yếu đuối của con. Amen.

10/06/2015 THỨ TƯ TUẦN X TN


Lời Chúa: Mt 5, 17-19
17 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời."

Suy niệm
Khi nghe những giáo huấn của Chúa Giêsu, nhiều người lầm tưởng là Ngài đến để hủy bỏ luật Môsê. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đã khẳng định một cách rõ ràng rằng Ngài đến không phải để hủy bỏ nhưng để kiện toàn lề luật. Chúa Giêsu đến dạy cho con người biết tình yêu là giá trị và quy luật cao cả nhất của cuộc sống. Chỉ khi có tình yêu thì lề luật mới làm cho con người cảm thấy tự do đích thực. Ngài dạy chúng ta biết giữ luật không phải vì bổn phận nhưng là vì lòng mến. Chúng ta phải giữ luật theo ý hướng của Chúa Giêsu thì mới trở thành công dân Nước Trời.
Xã hội chúng ta đang sống cũng có biết bao nhiêu thứ luật lệ. Luật lệ được đặt ra nhằm đảm bảo cũng như phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Nhưng ngày nay cũng có những điều luật phá vỡ tình người, làm băng hoại đạo đức và đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa như: cho phép ly dị, phá thai, hay chấp nhận hôn nhân đồng tính… Giáo hội không đồng tình với những đạo luật này. Là những người Kitô hữu, chúng ta có chọn đứng về phía Giáo Hội? Chúng ta có thấy những luật lệ của Giáo hội làm mất sự tự do của chúng ta chăng? Luật giữ ngày Chúa nhật hay luật hôn nhân Công giáo có làm mất đi sự thoải mái của chúng ta trong cuộc sống không? Thái độ của chúng ta trong việc thực thi những điều luật này như thế nào?
Lạy Chúa, chúng con biết rằng những luật lệ mà Giáo hội đặt ra là để giúp chúng con không lầm đường lạc lối và sống đúng theo những đòi hỏi của Tin Mừng. Xin Chúa giúp chúng con tuân giữ những điều luật ấy với lòng yêu mến và sự tôn trọng. Xin cho chúng con khi đứng trước những sự lựa chọn thì luôn biết căn cứ vào những điều Chúa đã dạy qua Giáo Hội để chọn những điều đẹp lòng Chúa. Amen

THỨ TƯ 10.06 - Tuần X Thường Niên


2Cr 3:4-11; Mt 5:17-19
0/06/2015 THỨ TƯ TUẦN X TN
Lời Chúa: Mt 5, 17-19
17 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời."


LUẬT VÌ CON NGƯỜI

Một ông lão ăn cắp một ổ bánh mì vì quá đói. Người ta đưa đến cho ông thị trưởng New York xử. Theo luật pháp thời bấy giờ, ông lão phải nộp phạt 10 đô. Ông thị trưởng bỏ ra 10 đô nộp phạt cho ông lão và nói: “Tôi yêu cầu quý vị mỗi người nộp 50 xu phạt vì đã để cho một người trong thành phố nghèo đến mức phải đi ăn cắp”. Số tiền thu lại đã được trao cho ông lão.

Có lẽ ai cũng biết lề luật đặt ra nhằm mang lại công bằng và ổn định cho xã hội. Tuy nhiên trong thực tế, người ta lợi dụng luật để bắt bẻ, làm khổ lẫn nhau.

Luật Môsê nhấn mạnh đến sự công bằng: “mắt đền mắt, răng đền răng”. Đức Giêsu đến đã kiện toàn luật đó bằng luật yêu thương. Đó là luật vì con người, luật mang lại hạnh phúc cho con người. Chính Đức Giêsu đã minh chứng luật yêu thương qua việc chữa lành kẻ bệnh hoạn, ủi an người sầu khổ, và bằng cái chết trên thập giá để cứu độ con người. Người cũng muốn chúng ta hành động yêu thương như thế.

Lạy Chúa, xin cho con đừng quá bám víu vào quy tắc, lề luật đến nỗi nhẫn tâm nhìn những anh chị em khác đang phải nghèo đói, khổ đau.

TRÁI TIM YÊU THƯƠNG.


Tháng 6 hằng năm, phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu.

Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Tấm lòng người Công giáo Việt Nam đối với Thánh Tâm đúng là tâm tình đạo đức nhiệt thành như là cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt của Chúa.
Trái tim là trung tâm điểm của tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu, nên nói tới tình yêu Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng tới Trái Tim Chúa Giêsu.
1. Trái Tim Chúa Giêsu
Tất cả cốt lõi của đạo Công Giáo gồm tóm trong một quả tim (x. Mt 11, 25-30 ), bởi lẽ  “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Trong cuộc khổ nạn, khi : “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra” ( Ga 19, 34). Hình ảnh Chúa Giêsu trên thập giá với Trái Tim bị đâm thâu là đỉnh cao của Lời tình yêu được tỏ bày. Máu và Nước chảy ra, nguồn mạch tình yêu được khai sinh. Giáo Lý Hội Thánh số 478 dạy : “Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Đức Giêsu biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta. "Con Thiên Chúa đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2,20). Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giêsu, bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta (x. Ga l9,34), "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Đấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai". ( ĐGH Pio XII, TĐ « Haurietis aquas » : DS. 3924 ; x. DS 3812).
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu được thiết lập từ những cuộc hiên ra của Chúa Giêsu cho thánh nữ Magarita Maria Alacoque, vào những năm cuối của thế kỷ 17. Vào năm 1899, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII chính thức lập lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cho toàn thể Giáo Hội.
Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với thánh nữ và tỏ cho thánh nữ biết Chúa yêu thương loài người đến thế nào. Ngài nói với thánh nữ: “Nầy là Trái Tim đã yêu thương loài người đến nỗi không còn tiếc gì với họ”.
Tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của đức tin Công giáo như ĐGH Piô XI và Piô XII đã nói: "Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta ". ĐGH Lêo XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa. Tình yêu phát xuất từ trái tim Chúa là tình yêu cứu độ và thánh hoá. Nhờ ơn Chúa, trái tim chúng ta được cải đổi, để biết sống bé nhỏ trong tình yêu trái tim Chúa.

2. Trái tim Chúa Giêsu và trái tim Mẹ Maria
Trong niên lịch Phụng vụ của Giáo Hội, lễ kính Thánh Tâm Chúa và lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ đi liền nhau. Các nhà hội họa cũng thường vẽ Trái Tim Chúa Giêsu song song với Trái Tim Đức Mẹ, dưới hai biểu hiệu đau đớn giống nhau: Trái Tim Chúa Giêsu có vòng gai quấn quanh, và Trái Tim Đức Mẹ có lưỡi đòng đâm thâu. Hai Trái Tim biểu hiệu cho hai tình thương mến giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và tình thương yêu của hai Mẹ Con đối với loài người chúng ta.

Trên đỉnh đồi Canvê, hai Trái Tim đều bị đâm thâu qua. Trái Tim Mẹ bị đâm bằng thanh gươm, như lời cụ già Simêon đã tiên báo. Trái Tim Con Mẹ bị đâm thâu bằng lưỡi đòng của tên lính, máu cùng nước chảy ra cho đến giọt cuối cùng (x. Ga 19, 31-37). Trái Tim Con bị đâm thâu qua; Trái Tim Mẹ đớn đau vô cùng. Máu và nước từ Trái Tim Con chảy ra; Những dòng lệ từ đôi mắt Mẹ tuôn rơi chan hòa.

Ở Paray le Monial bên Pháp, Chúa đã tỏ Trái Tim cho Thánh nữ Margarita và dạy làm việc đền tạ Trái Tim Chúa bằng việc tôn sùng Trái Tim, làm giờ Thánh đền tạ, rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng.  Ở Fatima bên Bồ Đào Nha, Đức Mẹ hiện ra cho ba em nhỏ truyền dạy loài người ăn năn đền tội, siêng năng lần hạt Mân Côi, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ và rước lễ đền tạ các ngày thứ Bảy đầu tháng.
3. Trái tim yêu thương
Trái tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể con người, khi nào trái tim ngừng đập, lúc ấy không còn sự sống nữa. Trái tim làm việc kinh khủng để cung cấp máu, không hề nghỉ một giây phút, từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Tính ra mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu,mỗi giờ được 600 lít, một ngày được 14.000 lít, một năm được 5.110.000 lít. Và nếu ai sống được 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi được 30.000.000 lít máu. Một ngày, tim đập được 100.000 lần, có một sức mạnh tổng cộnglít máu. Thật bất ngờ khi biết được con số. Điều bất ngờ không dừng ở đó, và tôi khám phá ra công việc bơm và lọc 14.000 lít máu của trái tim, cho tôi 24 giờ sống tinh tuyền nhất mặc dù rất nhiều bất toàn trong tôi. Tôi nhớ đến Lời Chúa nói qua tiên tri Edêkiel với toàn thể dân Do thái : “Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Bên trong các ngươi Ta sẽ ban xuống một thần khí mới”. Lời ấy như một Lời tái tạo con người cũ thành con người mới.
Như trái tim lọc những dòng máu dơ bẩn khi đi qua các ngõ ngách của cơ thể, để thay vào đó dòng máu tinh tuyền và mang sức sống nuôi dưỡng và làm phát triển toàn thân; Thiên Chúa đang từng giây phút thanh lọc tôi bằng Lời của Người qua dòng đời tôi đang sống. Lời đã sáng tạo và Lời hằng làm nên cái mới. Thiên Chúa đang làm nên những cái mới lưu chảy trong tim tôi. Từng phút giây, Người vẫn không ngừng đổ rót hồng ân Thánh Thần đổi mới cuộc sống trong tôi. Kìa cái cũ đang qua đi và cái mới đang thành sự.
Như công việc của trái tim, tôi không thấy cụ thể những điều trái tim đang làm việc, nhưng tôi biết trái tim vẫn không ngừng rung nhịp đập với trung bình 70 lần một phút trong tôi. Theo từng nhịp đập của trái tim ấy, Thiên Chúa đang hoạt động trong tôi, bởi vì tôi biết rằng Người đã dựng nên tôi, Người cho tôi sự sống và sự sống ấy không ngừng lưu chuyển, cho đến khi tôi được yên nghỉ trong Người. Nếu một ngày kia trái tim này ngừng đập và tôi sẽ trở thành người thiên cổ, nhưng trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tôi đang an nghỉ. Hôm nay, lúc này, xin tạ ơn Chúa, trái tim tôi vẫn còn nhịp đập. Và như vậy là tôi đang sống, đang hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa. Khám phá ra điều này, tôi nhận thức rằng, mỗi ngày tôi có cả ngàn lý do để tạ ơn Chúa. Sự sống nào không phải là hồng ân Chúa ban tặng để tạ ơn Người luôn mãi?
Như chức năng lọc của trái tim, Thiên Chúa đang thanh luyện cuộc đời tôi bằng Thánh Thần của Người. Lọc những vị kỷ để còn vị tha. Lọc hiềm thù để còn yêu thương. Lọc những gì là ô uế để còn những gì tinh trong. Nếu trái tim không lọc rửa, dòng máu sẽ trở thành dòng sông đem đến chết chóc. Nếu Thánh Thần không được ban xuống trong tôi, như trái tim không còn lọc tẩy, cuộc sống tôi sẽ chết dần chết mòn trong ô uế và tội lỗi. Thánh Thần đang đổi mới cuội đời tôi.
Như chức năng của máu là nuôi dưỡng những phần nhỏ nhất của cơ thể, Thiên Chúa đang tháp nhập toàn bộ cuộc sống này của tôi vào lòng yêu thương của Người bằng cách thẩm thấu. Nếu dòng máu bơm đi từ tim không tới được phần cơ thể nào, cơ thể ấy sẽ chết, và sớm cần được cắt rời khỏi thân thể. Thiên Chúa sống trong tôi và đó là điều tôi cảm nghiệm trong dòng máu lưu chuyển châu thân này, nên tôi biết trong thân thể mỏng giòn yếu đuối này, tôi cần được tham dự vào sự sống của Người.
Như thế, từng phút giây, tôi được mời gọi:
Hãy yêu như đang sống.Hãy sống như đang yêu.
Yêu để sự sống tồn tại. Sống để tình yêu có mặt.
Tình yêu làm hỗn mang trở nên mầu nhiệm sự sống. Và cũng chính tình yêu ấy làm cho sự sống trường tồn bất diệt khi vượt qua sự chết. Thiên Chúa đã bước vào trần thế bằng thân thể, bằng hình hài, và mang trái tim bằng thịt. Cuộc sống trở nên kỳ diệu khi Thiên Chúa biểu lộ bằng trái tim của nhân loại. Thiên Chúa, Người yêu thương tôi bằng trái tim con người và bằng trái tim của Thiên Chúa. Sự chết không thể chôn kín được tình yêu, bởi sức mạnh của tình yêu là làm cho sống.
Một trái tim bằng thịt, không phải là bằng kim khí hoạt động như chiếc động cơ do con người chế tạo. Bằng thịt nên trái tim dễ bị tổn thương, và trái tim được đặt vào lồng ngực được những hàng rào xương sườn che chắn. Thiên Chúa biết tôi mỏng giòn và là bình sành dễ vỡ nên người yêu thương tôi, bao bọc tôi bằng ân sủng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa khiến tôi không ngừng tự hỏi : “Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm”.

Lạy rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, thương xót chúng con.
Lạy Trái Tim cực thanh cực tịnh Đức Bà Maria cầu cho chúng con.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
  có thể nâng được một toa xa hỏa nặng 45 tấn lên cao một mét. Quả tim có sức mạnh phi thường, không ai ngờ được.

Trái tim, một công trình tạo dựng siêu bền. Rất nhỏ được đặt trong lồng ngực, nhưng hoạt động cách không thể ngờ. Mỗi người với 24 giờ, trái tim bơm và lọc được 14.000 






10/06/2015 THỨ TƯ TUẦN X TN

Lời Chúa: Mt 5, 17-19

17 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời."
Suy niệm

Khi nghe những giáo huấn của Chúa Giêsu, nhiều người lầm tưởng là Ngài đến để hủy bỏ luật Môsê. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đã khẳng định một cách rõ ràng rằng Ngài đến không phải để hủy bỏ nhưng để kiện toàn lề luật. Chúa Giêsu đến dạy cho con người biết tình yêu là giá trị và quy luật cao cả nhất của cuộc sống. Chỉ khi có tình yêu thì lề luật mới làm cho con người cảm thấy tự do đích thực. Ngài dạy chúng ta biết giữ luật không phải vì bổn phận nhưng là vì lòng mến. Chúng ta phải giữ luật theo ý hướng của Chúa Giêsu thì mới trở thành công dân Nước Trời.

Xã hội chúng ta đang sống cũng có biết bao nhiêu thứ luật lệ. Luật lệ được đặt ra nhằm đảm bảo cũng như phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Nhưng ngày nay cũng có những điều luật phá vỡ tình người, làm băng hoại đạo đức và đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa như: cho phép ly dị, phá thai, hay chấp nhận hôn nhân đồng tính… Giáo hội không đồng tình với những đạo luật này. Là những người Kitô hữu, chúng ta có chọn đứng về phía Giáo Hội? Chúng ta có thấy những luật lệ của Giáo hội làm mất sự tự do của chúng ta chăng? Luật giữ ngày Chúa nhật hay luật hôn nhân Công giáo có làm mất đi sự thoải mái của chúng ta trong cuộc sống không? Thái độ của chúng ta trong việc thực thi những điều luật này như thế nào?

Lạy Chúa, chúng con biết rằng những luật lệ mà Giáo hội đặt ra là để giúp chúng con không lầm đường lạc lối và sống đúng theo những đòi hỏi của Tin Mừng. Xin Chúa giúp chúng con tuân giữ những điều luật ấy với lòng yêu mến và sự tôn trọng. Xin cho chúng con khi đứng trước những sự lựa chọn thì luôn biết căn cứ vào những điều Chúa đã dạy qua Giáo Hội để chọn những điều đẹp lòng Chúa. Amen 



THỨ BA 09.06 - Tuần X Thường Niên

2Cr 1:18-22
Mt 5, 13-16
"Các con là sự sáng thế gian".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Ðó là lời Chúa.

CĂN TÍNH NGƯỜI KITÔ HỮU
Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta đã từng nghe những lời đau lòng rằng: nhiều người ngoại giáo muốn theo đạo nhưng khi tiếp xúc với những người có đạo, thì họ lại thôi. Lí do là vì họ thấy những người Công Giáo sống chẳng tốt lành gì: cũng ăn gian nói dối, cũng trộm cắp, lừa đảo…
Câu chuyện trên cho thấy những tín hữu sống phản chứng Tin Mừng đã gây tác hại nghiêm trọng đến người khác. Quả thực, không thể làm sáng danh Chúa nếu chúng ta sống ích kỷ, loại bỏ người nghèo khổ, và loại trừ lẫn nhau.
Hôm nay, Đức Giêsu cho biết căn tính người Kitô hữu là trở nên “ánh sáng” của Thiên Chúa, giúp mọi người nhận ra Chúa là Đấng yêu thương. “Ánh sáng” của chúng ta được người khác nhận biết qua lời nói và hành động bác ái yêu thương. Và một Kitô hữu sống đúng với căn tính của mình là khi sống theo giáo huấn của Tin Mừng.
Lạy Chúa, xin hun đúc ngọn lửa yêu mến trong con, để con dám sống đúng với căn tính mình là làm chứng cho Chúa mỗi ngày.


THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


“Chỉ có Tình Yêu mới đáp đền Tình Yêu” – Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Trong một cuộc phỏng vấn, Mẹ Têrêsa Calculta đã phát biểu như sau:
Trong 20 năm phục vụ người nghèo, càng lúc tôi càng ý thức rằng: Cô đơn là căn bệnh khủng khiếp nhất của con người. Ngày nay, người ta đã tìm ra được thuốc chữa bệnh phong cùi. Bệnh nào cũng có thể có thuốc để chữa. Nhưng nếu người ta không biết chìa bàn tay ra để phục vụ và không có được một quả tim biết yêu thương thì con người sẽ không bao giờ chữa lành được căn bệnh khủng khiếp này.
Ai cũng đã hơn một lần hiểu được thế nào là cô đơn: một đứa bé rời gấu áo mẹ để cắp sách đến trường, một người ngoại quốc đặt chân đến một xứ sở xa lạ, một người bệnh nằm liệt giường lâu năm, một người tàn tật bị hạn chế trong các quan hệ với người khác v.v… Có lẽ không ai thoát khỏi sự cô đơn.
Chính Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm sâu sắc niềm đau ấy. Mang lấy thân phận con người, chia sẻ khổ đau với con người, Ngài cũng không thoát khỏi cô đơn. Nỗi niềm ấy đã dâng cao trong nhiều giờ phút cuối đời Ngài khi bị treo lơ lửng trên không, làm trò cười cho những người xung quanh, Chúa Giêsu lại còn cảm thấy như bị chính Chúa Cha bỏ rơi. Ngài đã đi đến tận cùng sự cô đơn của con người. Nhưng cũng chính trong những giờ phút ấy, Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta chân lý tối hậu của Kitô giáo. Chân lý đó là "Thiên Chúa là Tình Yêu." Qua thái độ tin phục và tín thác, Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta thấy rằng: Chỉ trong Thiên Chúa Tình Yêu, con người mới tìm gặp được bản thân và thắng vượt được sự cô đơn.
***********************
Qúy vị và các bạn thân mến,
Hôm nay lễ Trái Tim Chúa Giêsu.  Năm 1698 – Tám năm sau ngày Thánh nữ Magarita Maria Alacoque, một nữ tu thuộc Dòng Thăm Viếng tại Pháp quốc qua đời, người ta khám phá được một tập sách có tựa đề: Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu.  Tập sách đã khơi dậy những tâm tình sốt sắng của nhiều người Pháp đương thời đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Năm 1765, theo nhu cầu của hàng giáo sĩ, Giáo Hội tại pháp đã cho thiết lập lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.  Điều đáng ghi nhận là lễ này được phát sinh vào thời kỳ được mệnh danh là Thế kỷ của Ánh sáng.  Ánh sáng mà các triết gia của thế kỷ 18 đề cao chính là ánh sáng của khoa học và lý trí.  Nhiều người nhân danh lý trí để bác bỏ mọi tình cảm đạo đức và ngay cả niềm tin.  Do đó, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là một nhắc nhở cho con người thời đại về Tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vượt qua mọi lý giải của khoa học và lý trí của con người.  Triết gia Pascal đã nói như sau: “Chính trái tim cảm nhận được Thiên Chúa, chứ không phải lý trí.”  Đức tin là thế đó!  Thiên Chúa cho anh trái tim chứ không phải lý trí để cảm nhận được Ngài.  Phép lạ của Con Một Thiên Chúa chính là trở thành người anh em của chúng ta, với một trái tim nhạy cảm đối với nỗi khổ đau của chúng ta.  Sự mới mẻ mà Chúa Kitô đã mang đến cho nhân loại là đã tỏ bày cho chúng ta một Thiên Chúa với một trái tim biết đập bằng những nhịp đập của trái tim con người.
Đó là tất cả lý do tại sao Giáo Hội không ngần ngại khẳng định trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng rằng: “Vui mừng và hy vọng, khổ đau và thử thách của con người cũng chính là vui mừng và hy vọng, khổ đau và thử thách của Giáo Hội.”  Giáo Hội chỉ có thể trung thành với Chúa bằng cách chia sẻ hoàn toàn cuộc sống của con người mà thôi.  Chỉ bằng một sự cảm thông và chia sẻ như thế, Giáo Hội mới có thể tỏ bày Trái Tim của Chúa Giêsu, hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa.  Trái Tim của Chúa Giêsu là một trái tim biết rung lên những nhịp của lắng nghe và cảm thông.
Với trái tim ấy, Ngài mời gọi chúng ta chờ đợi và nhận biết gương mặt của Thiên Chúa trong mỗi người anh em chúng ta, nhất là những người mà khổ đau làm cho biến dạng.
Với một trái tim ấy, Ngài cho chúng ta hiểu được rằng: Chính Thiên Chúa là Tình Yêu.
Với trái tim ấy, Ngài ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đáp trả lại Tình yêu của Thiên Chúa bằng chính Tình yêu của chúng ta dành cho người anh em.
Với trái tim ấy, Ngài mời gọi chúng ta đặt tất cả tin tưởng và phó thác vào Tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, Ngài đã cho chúng con một quả tim mới, một Thần khí mới, xin dạy con biết yêu như Ngài đã yêu để đền đáp lại tình yêu mà trái tim Ngài đã dành cho con.
Sưu tầm


Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần X Thường Niên


09/6. Thứ Ba. Thánh Ephrem, phó tế, tiến sĩ Hội Thánh. 2Cr 1,18-22; Mt 5,13-16
Bài Ðọc I: 2Cr 1,18-22
Anh em thân mến, xin Thiên Chúa là Ðấng trung tín, chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em không phải là vừa "Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con Thiên Chúa là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng mà tôi, Silvanô và Timôthêu đã rao giảng nơi anh em, Người không phải vừa "Có" lại vừa "Không"; trái lại, nơi Người chỉ là "Có" mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên Chúa đã thành "Có" ở nơi Người. Vì thế, nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh Thiên Chúa. Vậy Ðấng đã làm cho chúng tôi và anh em được đứng vững trong Ðức Kitô, và đã xức dầu cho chúng ta, chính là Thiên Chúa, Ngài đã ghi dấu trên mình chúng ta, và đã ban vào lòng chúng ta bảo chứng của Thánh Thần.
Tin Mừng: Mt 5,13-16
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Suy Niệm
Lời Chúa hôm nay nói với tôi về sự thành thật trong đời sống. Sự thành thật này phát xuất từ Đức Kitô như thánh Phaolô diễn tả: “Con Thiên Chúa là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng mà tôi, Silvanô và Timôthê đã rao giảng nơi anh em, Người không phải vừa "Có" lại vừa "Không"; trái lại, nơi Người chỉ là "Có" mà thôi”; nghĩa là Ngài luôn trung tín với những gì Ngài đã hứa. Chính Chúa Giêsu cũng đã phán dạy: “Thầy là Đường là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14,6). Do đó, tôi phải tin tưởng nơi Thiên Chúa dù phải gặp nhiều gian lao trong đời sống đạo.
Mỗi Kitô hữu được mời gọi nên muối nên ánh sáng cho trần gian. Để thực hiện vai trò là muối và ánh sáng trong xã hội hôm nay; đòi hỏi người ta phải tin vào Chúa là Sự thật và phải biết làm chứng cho sự thật. Có thì nói có, không thì nói không; thêm thắt điều gì là do ma quỷ mà ra. Khi sống và làm chứng cho sự thật chắc chắn “thiên hạ sẽ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.
Lạy Chúa, nhiều khi chúng con làm thinh, lấp liếm cho qua chuyện chứ chưa dám can đảm làm chứng cho sự thật. Xin Chúa dạy chúng con biết luôn noi gương Chúa để cam đảm hơn nữa khi đi theo và làm chứng cho sự thật là chính Chúa. Amen.