Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

01/06/2015 Thứ Hai Tuần IX Mùa Thường Niên Năm B


PHÚC ÂM: Mc 12, 1-12"Chúng bắt cậu con trai giết đi và quăng xác ra vườn nho".Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa.
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi. Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ PHÚC ÂM:
Tin Mừng hôm nay nói về vườn nho của Chúa được trao cho các tá điền để làm sinh lợi thêm những hoa trái mới. Vườn nho cũ là Israel đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, nhưng những kẻ có trách nhiệm chăm sóc vườn nho ấy đã không chu toàn bổn phận của mình; còn vườn nho mới chính là Israel mới, tức Giáo Hội đã được Chúa Giêsu thiết lập và trao cho những tá điền mới. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn các vị lãnh đạo Do thái thời đó hiểu rằng giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ đã bắt đầu và không còn ngược lại được nữa; lòng độc ác của những tá điền không thể phá hủy chương trình hành động của Thiên Chúa, Ðấng nhân từ, kiên nhẫn, nhưng cũng rất công bằng và đòi hỏi sự cộng tác của con người.
Những chi tiết trong dụ ngôn vườn nho gợi lên những giai đoạn của lịch sử cứu độ Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại. Cái chết của người con của ông chủ vườn nho thoạt xem ra là kết quả của lòng thù ghét của con người đối với Thiên Chúa. Như những tá điền muốn giết người con được sai đến để cướp vườn nho khỏi tay ông chủ, những kẻ thù nghịch Thiên Chúa cũng muốn loại bỏ Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, để tự do làm chủ vận mệnh nhân loại. Qua hình ảnh tảng đá xây đã trở nên đá tảng góc tường, Chúa Giêsu mở ra chìa khóa để con người có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa liên hệ đến việc cứu chuộc của Ngài.
Chúa Giêsu Phục Sinh sau biến cố Vượt Qua của Ngài đã trở thành nền tảng cho vườn nho mới là Giáo Hội. Giáo Hội và mỗi thành phần Giáo Hội đều thuộc về Chúa Kitô. Mỗi người phải xây dựng và phát triển đời sống mình trên nền tảng duy nhất là Chúa Kitô. "Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi", đó là bí quyết của mỗi môn đệ Chúa Kitô ở mọi thời và mọi hoàn cảnh, đó là bí quyết duy nhất để Chúa Kitô trở thành đá tảng nâng đỡ đời sống người Kitô hữu.
Lời của Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta trước trách nhiệm phải làm sao để dung mạo của Chúa được chiếu tỏa trong đời sống chúng ta và trong Giáo Hội. Chúa Giêsu là Ðá Tảng góc tường, là nền tảng và là sức sống cho cuộc đời chúng ta, xin cho chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa.AMEN.

"Đến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng: 'Chúng sẽ kiêng nể con trai ta'. Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: 'Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta'. Đoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này sao: 'Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Đó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta' ".

THỨ HAI 01.06 - Thánh Giút- ti-nô, tử đạo. Lễ nhớ


Tb 1:3; 2,1a-8; Mc 12:1-12

1 Đức Giê-su bắt đầu dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: “Có người kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa.2 Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp.3 Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không.4 Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục.5 Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết.6 Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: “Chúng sẽ nể con ta.”7 Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta.”8 Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.9 Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác.10 Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.11 Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta! 12 Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng lại sợ dân chúng; quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy. Thế là họ để Người lại đó mà đi.
Khi đọc dụ ngôn này, chúng ta có cảm tưởng ông chủ vườn nho xem ra khờ khạo đến nhu nhược khi để bọn tá điền lộng hành, tự tung tự tác thực hiện những hành động tàn nhẫn đối với những đầy tớ được ông sai đi và một âm mưu độc ác cả với đứa con độc nhất của ông nữa. Phải chăng ông là người bất lực nên không thể làm gì trước dã tâm muốn chiếm đoạt vườn nho của bọn họ hay sao? Thiết nghĩ, ông không muốn dùng quyền lực để áp bức họ. Ông chờ đợi trong hy vọng rằng những người tá điền này sẽ nhớ lại sự tín nhiệm của ông khi trao cho họ vườn nho quý giá của mình. Ông tin tưởng họ là những tá điền trung tín và sẽ làm việc mang lại hoa lợi cho ông. Thế nhưng, đáp lại niềm hy vọng của ông lại là sự bất tín và lòng phản bội của họ. Chính lòng tham không đáy đã làm lu mờ đi đôi mắt lương tri của họ. Họ đã quá “tham” thì sẽ phải chịu “thâm”. Đó là sự trừng phạt của ông chủ: “Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác” (Mc 12, 9).
CÔNG TRÌNH KỲ DIỆU
Trải qua hơn hai mươi thế kỷ với nhiều thăng trầm, biến động, Hội Thánh vẫn đứng vững vì là “Hội Thánh Chúa” không phải hội của loài người. (Đường Hy Vọng).
Vườn nho cũ là Israel, được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và trao cho các tá điền chăm sóc, đã bị thất bại. Bởi, có những tá điền thiếu trách nhiệm, mưu mô và độc ác. Nay, vườn nho mới chính là Giáo Hội, do Đức Giêsu thiết lập và trao cho những tá điền mới chăm sóc, đã sinh hoa kết quả. Đức Giêsu chính là đá tảng góc tường vững chắc, không một quyền lực nào có thể phá nổi. Hôm nay, chúng ta có bổn phận và trách nhiệm gì để làm cho vườn nho Giáo Hội Chúa được lan toả khắp nơi?
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa vì được sống trong Giáo Hội Chúa, xin đừng để chúng con đánh mất những hồng ân Chúa đã ban và xin giúp chúng con ý thức, chỉ có Chúa mới là đá tảng và là sức sống cho cuộc đời chúng con.
Suy Niệm Lời Chúa Hàng Ngày Tuần IX Thường Niên
01/6. Thứ Hai. Thánh Justinô, tử đạo. Lễ nhớ. Tb 1,1a.2;2, 1-9; Mc 12,1-12
Bài Ðọc I: Tb 1,1a.2;2, 1-9
Tôbia, người chi họ và thành Nephthali, ông bị bắt lưu đày trong đời Salmanasar, vua xứ Assyria. Mặc dầu bị lưu đày, ông không bỏ đường chân lý.
Khi đến lễ trọng kính Chúa, trong gia đình Tôbia có dọn bữa ăn thịnh soạn, ông nói với con trai ông rằng: "Con hãy đi mời mấy người, thuộc chi họ chúng ta biết kính sợ Chúa, đến dự tiệc với chúng ta". Con ông đi, rồi trở về báo tin cho ông hay rằng: "Một người con cái Israel bị bóp cổ chết nằm ngoài đường". Lập tức, ông bỏ bàn ăn, ra khỏi phòng, bụng còn đói, chạy đến chỗ tử thi. Ông lén vác xác về nhà, để chờ lúc mặt trời lặn sẽ chôn cất cẩn thận. Sau khi đã giấu xác rồi, ông vừa dùng bữa vừa than khóc và run sợ, vì nhớ lại lời Chúa dùng miệng tiên tri Amos mà phán rằng: "Ngày lễ của các ngươi sẽ trở thành ngày than khóc và tang chế". Khi mặt trời lặn, ông đi chôn xác. Tất cả các người bà con chỉ trích ông rằng: "Ông đã bị lên án tử hình cũng vì công việc đó, và may là ông thoát khỏi án tử, nay ông lại đi chôn kẻ chết nữa sao?" Nhưng Tôbia kính sợ Thiên Chúa hơn là sợ nhà vua, vẫn lấy trộm xác kẻ bị giết, giấu trong nhà, rồi đến nửa đêm ông đem đi chôn.
Tin Mừng: Mc 12,1-12
Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa.
"Ðến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng: "Chúng sẽ kiêng nể con trai ta". Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: "Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta". Ðoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này sao: "Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Ðó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta".
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi.
Suy niệm
Đề tài mà phụng vụ lời Chúa muốn gởi đến chúng ta hôm nay là sự công chính.
Sự công chính được diễn tả qua cuộc đời của ông Tôbia trong bài đọc thứ nhất như một con người “ăn ở theo sự thật và lẽ ngay suốt mọi ngày”. Hơn nữa, còn “rộng tay bố thí cho anh chị em và đồng bào”.
Sự công chính đó còn là dám làm những điều tốt theo lương tâm chỉ dạy, bất chấp dư luận. Khi nghe đứa con báo tin có đồng bào mình giết chết, Tôbia đã “liền chồm dậy, bỏ cả ăn, chẳng kịp nếm chút gì, đem người ấy ra khỏi quảng trường và đặt trong một căn nhà nhỏ, chờ lúc mặt trời lặn sẽ đem chôn”.
Nhất là sự công chính của ông vượt qua ranh giới của cái chết. Hành động chôn xác kẻ chết của ông vi phạm nội quy của những người dân trong vùng, và có thể mang án tử. Vì vậy khi thấy ông làm điều đó, láng giềng không ủng hộ mà còn nhạo cười ông: “Hắn vẫn còn chưa sợ! Người ta truy nã để giết hắn về tội ấy và hắn đã trốn đi, thế mà hắn lại vẫn chôn cất người chết”.
Sự công chính được Máccô diễn tả qua dụ ngôn các tá điền xác nhân.
Sự công chính đó là tình yêu nhưng không của ông chủ, cho họ có công ăn việc làm.
Sự công chính đó còn là sự nhẫn nhịn của ông chủ khi những người thừa hành của ông bị những người làm vườn xua đuổi, đánh đập.
Đỉnh điểm của sự công chính là ông chủ sẵn sàng sai đứa con trai duy nhất của ông để gặp gỡ, thương lượng với những người làm vườn.
Đối lập với sự công chính là tội lỗi.
Tội lỗi là khi con người không ăn ở theo sự thật và lẽ ngày. Tội lỗi khi chúng ta ích kỷ sống riêng cho bản thân mình mà không biết thương xót người khác.
Tội lỗi khi chúng ta không biết trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Ngược lại còn chống lại thánh chỉ của Ngài.
Đỉnh cao của tội lỗi là sự khước từ Con Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin mở rộng tâm hồn con để con có một đời sống công chính, thánh thiện.

TÌNH THƯƠNG


Cô y tá đưa một thanh niên với vẻ lo âu , mệt mỏi đến bên giường bệnh của một ông lão. Cô cuối xuống thì thầm với bệnh nhân : " Con trai của ông đã đến đây rồi ". Cô phải lặp lại câu nói trên nhiều lần, người bệnh mới mở mắt ra được và đưa cái nhìn mệt nhọc về phía chàng trai đang đứng bên ngoài bình trợ thở. Ông đã được cho uống nhiều thuốc an thần, bởi những cơn đau tim thường xuyên hành hạ.

Ông đưa bàn tay ra và người thanh niên nắm chặt những ngón tay gầy guộc của ông, truyền một thông điệp về niềm tin, sự khích lệ. Cô y tá mang chiếc ghế đặt cạnh bên giường. Suốt đêm đó, chàng trai ngồi cạnh bệnh nhân, nắm tay ông và nói với ông những lời dịu dàng, động viên ông vượt qua bệnh tật. Siết chặt tay đứa con trai, người bệnh không thốt lên tiếng nào . Bình minh hôm đó, ông lão qua đời. Chàng trai đặt bàn tay không còn sức sống kia xuống giường và đi báo tin cho cô y tá. Anh ta vẫn đợi, trong khi cô y tá đi thực hiện các công việc cần thiết. Sau đó, cô quay trở lại và nói lời chia buồn cùng chàng trai. Thế nhưng,cô thực sự ngạc nhiên, khi nghe chàng trai hỏi:"Ông cụ đó là ai vậy?", "Tôi nghĩ đó là bố của anh..."

"Không, ông ta không phải là bố tôi!". Chàng trai trả lời. "Tôi chưa từng nhìn thấy ông trong đời". "Thế tại sao anh không nói gì khi tôi đưa anh đến gặp ông ta?". Cô y tá hỏi.

Chàng trai chậm rãi nói:"Tôi biết ông ta đang cần gặp con trai của mình. Ông bệnh quá nặng nên không nhận ra tôi là người lạ. Tôi không nỡ nói sự thật, vì biết ông rất cần tôi trong giờ phút lâm chung".





Gieo và Gặt


Gieo và gặt có nghĩa là khi bạn gieo điều gì, bạn sẽ gặt những thành quả mà nó mang lại. Vậy bạn nên gieo gì hôm nay?
Gieo gì hôm nay:
– Nếu bạn gieo lòng tốt, bạn sẽ gặt thân thiện…
– Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt cao thượng…
– Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt chiến thắng…
– Nếu bạn gieo cân nhấc, bạn sẽ gặt hòa thuận…
– Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công…
– Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt hòa giải…
– Nếu bạn gieo cởi mở, bạn sẽ gặt thân mật…
– Nếu bạn gieo chịu đựng, bạn sẽ gặt cộng tác…
– Nếu bạn gieo niềm tin, bạn sẽ gặt phép màu…
Nhưng :
– Nếu bạn gieo ích kỷ, bạn sẽ gặt cô đơn…
– Nếu bạn gieo kiêu hãnh, bạn sẽ gặt hủy diệt…
– Nếu bạn giéo đố kỵ, bạn sẽ gặt phiền muộn…
– Nếu bạn gieo lười biếng, bạn sẽ gặt mụ mẫn…
– Nếu bạn gieo cay đắng, bạn sẽ gặt cô lập…
– Nếu bạn gieo tham lam, bạn sẽ gặt tổn hại…
– Nếu bạn gieo tầm phào, bạn sẽ gặp kẻ thù…
– Nếu bạn gieo lo lắng, bạn sẽ gặp âu lo…
– Nếu bạn gieo tội lỗi,bạn sẽ gặt tội lỗi…


– Nếu bạn gieo dối trá, bạn sẽ gặt ngờ vực…
Gieo và gặt có nghĩa là khi bạn gieo điều gì, bạn sẽ gặt những thành quả mà nó mang lại. Vì thế, hãy gieo những điều tốt đẹp cho chính bạn và mọi người xung quanh để nhận lại hạnh phúc. Đừng gieo xấu xa, ích kỷ để rổi phải nhận đau khổ, cô đơn bạn nhé!
Sưu tầm

LỄ CHÚA BA NGÔI

 Năm B Lời Chúa: Dnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20

Bài đọc I: Dnl 4,32-34.39-40
Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng?
Có dân nào đã được nghe tiếng Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh em đã nghe, mà vẫn còn sống không?
Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn táng đởm, như Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh em không?
Vậy hôm nay, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều này: trên trời cao cũng như dưới đất thấp, chính Đức Chúa là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa.
Anh em phải giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền cho anh em; như vậy anh em và con cháu anh em sau này sẽ được hạnh phúc, và anh em sẽ được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, vĩnh viễn ban cho anh em."
Bài đọc II: Rm 8,14-17
Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! "Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.
Tin Mừng: Mt 28,16-20
Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Suy Niệm:
Vua Đavid, tác giả Thánh Vịnh 8, sau khi đã suy gẫm về tình yêu Thiên Chúa và sự bất xứng của con người, đã phải thốt lên: "Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?" Không phải chỉ có một ngôi, mà cả Ba Ngôi Thiên Chúa đã cùng cộng tác để lo liệu cho con người. Điều này nhắc nhở cho con người biết họ có địa vị cao quí trước Thiên Chúa; và họ phải biết sống làm sao cho xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho con người. Trong Bài Đọc I, ông Môsê nhắc lại hai đặc quyền mà dân tộc Israel được hưởng: Thiên Chúa đã chọn họ làn dân riêng và ban Thập Giới cho họ. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu đặc quyền được làm con Thiên Chúa qua niềm tin vào Đức Kitô, và họ sẽ được thừa hưởng gia tài của Ngài. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ trước khi Ngài về trời: Các ông phải đi khắp nơi thu nhận môn đệ và dạy bảo họ tuân giữ những gì Ngài đã dạy dỗ các ông.
Kinh Thánh đã nói gì về Chúa Ba Ngôi. Có lẽ câu văn nổi tiếng nhất bàn về Chúa Ba Ngôi được tìm thấy trong Tin Mừng thánh Matthêu, khi Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ: Các con hãy đi giảng dạy muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Tuy nhiên hình ảnh đặc trưng nhất về Chúa Ba Ngôi là hình ảnh khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lúc đó, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, rồi từ trời có tiếng nói: Này là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Tiếng nói, chim bồ câu và Chúa Giêsu, ba hình ảnh này tạo nên một chân dung sống động về Chúa Ba Ngôi.
Thánh Phaolô cũng bàn về Chúa Ba Ngôi khi viết: Ân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
Còn thánh Luca trong sách Tông đồ Công vụ, cũng như trong Tin Mừng, đã nhìn nhận lịch sử cứu độ mang chiều kích của Chúa Ba Ngôi. Thời Cựu Ước là thời của Chúa Cha. Thời rao giảng Tin Mừng là thời của Chúa Con và thời hiện nay là thời của Chúa Thánh Thần. Kinh Tín Kính chúng ta đọc trong thánh lễ cũng đã tuyên xưng: Chúa Cha là Đấng sáng tạo. Chúa Con là Đấng cứu độ và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hoá, trao ban nguồn sống.
Tuy nhiên chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Chúa Cha ở đâu, thì Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng ở đó. Ba Ngôi luôn luôn là mầu nhiệm thâm sâu, vừa đơn nhất lại vừa đa dạng.

Tuy nhiên có cách nào giúp chúng ta sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong cuộc đời chúng ta hay không. Xin giới thiệu một phương pháp vừa đơn giản lại vừa hữu ích đó là trong giờ cầu nguyện ban tối trước khi đi ngủ chúng ta hãy dành ba phút để hồi tâm.
Phút thứ nhất, chúng ta hãy rút ra những việc tốt trong ngày, chẳng hạn như giữ được sự bình tĩnh khi bị vu khống. Và chúng ta hãy thưa lên cùng Chúa Cha và cảm tạ Ngài về những điều tốt đẹp ấy.
Phút thứ hai, chúng ta hãy rút ra những việc làm sai trái, chẳng hạn như đã dửng dưng, không giúp đỡ cho một người khổ đau. Và chúng ta hãy thưa lên cùng Chúa Con, để xin Ngài tha thứ.
Phút thứ ba, hãy nhìn đến một ngày sắp tới với những khó khăn phải đương đầu và chúng ta hãy thưa lên cùng Chúa Thánh Thần, cầu xin Ngài ơn khôn ngoan và lòng can đảm để xử lý cho thích đáng. Và như vậy, cuộc đời chúng ta là một sự gắn bó mật thiết với Chúa Ba Ngôi trong mọi cảnh huống gặp phải.