Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

THỨ HAI SAU CN 34 TN B: LC 21,1-4

Vào một mùa đông, tại một đất nước Châu Âu, một em bé 13 tuổi nghe nhà trường thông báo đợt lạc quyên tiền bạc và phẩm vật làm quà Giáng sinh cho các trẻ em nghèo trong vùng. Em này đã dành dụm mọi chi tiêu vốn ít ỏi của em trong suốt 3 tháng. Khi đã được 20 đồng, em quyết định đón xe đò từ làng quê lên phố. Bất ngờ, một trận bão tuyết ập đến dữ dội làm tắc nghẽn mọi hoạt động giao thông. Không chịu bỏ cuộc, em bé xuống xe, co ro lội bộ băng qua cánh đồng ngập tuyết và gió lốc lạnh buốt. Ông hiệu trưởng nghe báo có người đang đợi ở phòng khách muốn gặp ông. Ông vô cùng kinh ngạc sửng sốt khi nhận món tiền chia sẻ từ tay em bé, bởi vì trước mặt ông chính là một trong số những em bé nghèo mà ông và nhà trường đã đưa vào danh sách tặng quà giáng sinh năm đó.
Kính thưa…Tuần lễ cuối cùng của phụng vụ năm B đang dần kết thúc để nhường chỗ cho Phụng vụ Năm C bắt đầu từ CN thứ nhất mùa Vọng vào ngày 29-11 tới đây. Các bản văn lời Chúa trong tuần kết thúc này sẽ nhắc chúng ta về thời đại cánh chung. Khởi đầu từ hôm nay, phụng vụ Lời Chúa dừng lại ở biến cố nhỏ bé, đặc biệt đã xảy ra tại đền thờ Giêrusalem thời Chúa Giêsu. Đó là hai đồng xu nhỏ của người đàn bà góa nghèo. Em bé nghèo trong câu chuyện cũng tương tự như trường hợp của bà góa nghèo trong câu chuyện Tin mừng. Quả thực, xã hội Do thái không có những quy định bảo vệ quyền lợi các góa phụ, cho nên, họ rất bị thiệt thòi : tài sản của chồng thì không được hưởng (con cái họ hưởng hết), gia đình cha mẹ ruột của họ cũng không còn lo lắng cho họ bao nhiêu nữa. Vì thế, trong Thánh Kinh, bà góa, trẻ mồ côi và ngoại kiều là những hạng người xấu số nhất và nghèo nhất. Như thế, trong cuộc sống con người, còn gì hẩm hiu hơn thân phận của một người như thế. Thế nhưng, điều mà Chúa Giêsu đã ca ngợi ở hành động của người đàn bà này, đó là tấm lòng của bà ta dành cho Chúa và đền thờ rất lớn lao, vì nó động chạm đến sự sinh tồn của bà trong cuộ sống: bà đã dâng cho Chúa không phải là của dư thừa mà lại là tất cả cái bà có để sống. Thiên Chúa không hề muốn bóc lột người phụ nữ nghèo, Ngài không nhẫn tâm đòi hỏi bà phải hy sinh đến độ tự giết chết sự sống còn. Nhưng chính lòng yêu mến Thiên Chúa, và sự quí trọng ngôi nhà đền thờ của Thiên Chúa, mà bà ta tự nguyện dâng hiến cho Chúa điều mà bà ta có quyền hưởng. Chỉ vì tình yêu mến Chúa cao cả, bao la, mà bà ta đã có cử chỉ quảng đại như vậy. Bà ta không tiếc gì, và không màng đến bản thân.
Kính thưa…Lời Chúa hôm nay đã mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về sự lựa chọn của chúng ta trong nếp sống hàng ngày của mình. Chúng ta có luôn hướng về Chúa. Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận tự nguyện hy sinh bản thân để chúng ta sống cho Chúa, sống vì Chúa, sống nhờ Chúa không ? Và trước mắt Chúa, hai đồng xu nhỏ của người đàn góa nghèo lại hóa ra cao quí hơn tiền của dư thừa dâng cúng cho Chúa của những người giầu có, Hãy sống tinh thần của Bà góa. Đó là điều Chúa muốn nơi chúng ta hôm nay. Amen.

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN

Ngày xưa, khi nhắc đến các Thánh tử đạo, nhất là các vị tử đạo Việt nam, chúng ta thường hình dung đến những cực hình ghê sợ mà người ta nghĩ ra để hành hạ các ngài. Các cực hình dã man ấy không những không làm lung lạc đức tin của các ngài, mà còn khiến các ngài càng mạnh mẽ hơn trong việc đón nhận và tuyên xưng đức tin. Ngày nay, những cái chết vì đức tin như vậy vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức tử đạo mới. Hằng năm trên thế giới vẫn có hàng ngàn người đang phải chịu khốn khổ, bị kỳ thị vì đức tin của mình. Nhiều người đã phải bỏ quê hương để đi tìm một chỗ nương thân an toàn, ví dụ như tại Irăc và Sirya trong năm vừa qua. Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS đã tuyên bố bất cứ ai kêu tên Giêsu mà người khác nghe được thì bị xử bắn. Vì thế, trong năm qua, có đến hàng ngàn Kitô hữu đã bị giết tại Sirya chỉ vì họ nhận mình là Kitô hữu. Cũng giống như thế, tại quốc gia Bắc Hàn, các Kitô hữu phải sống một cuộc sống hết sức khó khăn, bị o ép và khủng bố, có thể bị tù đày, bị giết chết. Tại quốc gia này, cuốn Kinh Thánh trở thành cuốn sách bị cấm. Ai đọc hoặc giữ cuốn Kinh Thánh trong người, có thể bị tử hình.
Tại Việt Nam, kể từ những ngày đầu tiên khi Tin Mừng được gieo vãi trên quê hương đất nước cho đến nay, người Kitô hữu dường như liên tục bị bách hại về niềm tin của mình. Tổ tiên của chúng ta, các vị tử đạo Việt Nam, đã đón nhận đức tin trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như thế. Trong khi những người khác hoàn toàn sống theo tâm tình tôn giáo dân gian, sống một cuộc sống thoải mái dễ dãi, thì tổ tiên chúng ta đã chấp nhận đi vào con đường của Tin Mừng. Các ngài đi theo con đường hẹp, chấp nhận tuân theo giới răn lề luật của Thiên Chúa, từ chối các thần linh của dân ngoại. Các vị tử đạo đã sống đúng như lời sách Khôn Ngoan đã nói : Linh hồn những người công chính ở trong tay Thiên Chúa, không một cực hình nào có thể động tới được các ngài…Trước mắt người đời, chúng tưởng như các ngài đã chết, nhưng thực ra các ngài vẫn đang sống… Người đời nghĩ rằng các ngài bị trừng phạt, nhưng các ngài vẫn chứa chan hy vọng. Ba trăm năm đầu tiên là quãng thời gian hết sức khó khăn đối với các tín hữu, thế nhưng, dường như những cơn đàn áp càng khốc liệt, thì Tin Mừng lại càng được loan truyền và con số những người tin theo Chúa lại càng gia tăng. Các ngài bị hành hạ nhưng các ngài vẫn hy vọng vào phần thưởng Nước Trời mà Thiên Chúa đã hứa.
Bước sang thế kỷ 20 – 21, tình hình bắt bớ, giết hại những tín hữu có phần lắng xuống, nhưng không phải đã được tự do hoàn toàn. Người Kitô hữu Việt Nam lại trải qua một hình thức tử đạo khác. Họ vẫn phải cố gắng sống và thể hiện niềm tin của mình trong một môi trường xã hội mới. Nhiều nơi, các tín hữu vẫn bị o ép giới hạn cách này cách khác. Nhiều người đã bị tù tội chỉ vì mang danh là người Kitô hữu, vì nhiệt tâm phục vụ. Nhiều tín hữu đã chết trong tù hoặc nơi rừng sâu nước độc, chỉ vì muốn sống đến cùng đòi hỏi của Tin Mừng. Cuộc tử đạo của chúng ta hôm nay là liên tục sống tình yêu thương và tha thứ. Có lẽ vì vậy mà Giáo hội đang hoàn thiện hồ sơ để tôn phong Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Fancis Nguyễn Văn Thuận, lên bậc Chân phước Tử đạo cho dù Ngài không trực tiếp chết vì đạo. Giáo hội đã nhìn thấy gương sống yêu thương và tha thứ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận như cuộc tử đạo liên tục. Trong thánh lễ an táng ngài, Đức Thánh Giáo Hoàng JP II và cả giáo triều lúc đó đã mặc phẩm phục màu đỏ thay cho màu tím truyền thống. Trong quan tài của Đức Hồng Y, người ta đã đặt vào đó một tấm bia bằng đồng ghi tóm tắt lịch sử cuộc đời của ngài. Việc làm như thế cho thấy sự kính trọng mà giáo triều đã dành cho ngài như truyền thống Giáo hội vẫn làm cho các vị tử đạo.
Đức hồng Y Fancis đã tử đạo bằng đời sống yêu thương và tha thứ cho những kẻ bách hại ngài. Sau hàng chục năm tù tội bất công, vậy mà không bao giờ ngài kêu than oán trách. Trái lại, ngài luôn cầu nguyện cho những kẻ giam giữ mình. Trong các tác phẩm để lại, cũng như các cuộc nói chuyện, ngài kể về những năm tháng tù đầy như là những năm tháng ngài được tĩnh tâm, được sống thân mật với Chúa và làm việc mục vụ bằng lời cầu nguyện. Ngài tuyệt đối không dùng một lời lẽ cay cú hay thù oán, nhưng thay vào đó là một tâm hồn bình an, thanh thản đón nhận ý Chúa.
Kính thưa…Chúng ta đang sống trong thời hiện đại, chúng ta cũng sẽ phải trải qua những cuộc tử đạo hiện đại và trở thành những vị tử đạo hiện đại. Chúng ta sẽ không chết vì gươm giáo hoặc đạn bắn, nhưng chúng ta sẽ phải chấp nhận chết, chấp nhận thiệt thòi vì Tin Mừng, vì sống đến cùng của lời mời gọi của Chúa : Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Ta… Chúng ta cũng sẽ phải hết mình để chu toàn vuông tròn giới răn lề luật của Chúa và Hội Thánh.
Chúng ta sẽ phải tử đạo bằng đổ mồ hôi và nước mắt trong gia đình để bảo vệ sự vĩnh viễn của hôn nhân và để xây dựng một gia đình Công Giáo đúng nghĩa. Trước sự tấn công của các trào lưu xã hội trên các gia đình, chúng ta sẽ phải là những chiến sĩ chấp nhận hy sinh, không ngại thương tích để bảo vệ hạnh phúc và phẩm giá cao quý của đời sống hôn nhân và gia đình. Trước sức ép của cuộc sống vật chất, chúng ta vừa phải lao vào cuộc sống để tìm kiếm cơm ăn áo mặc cho con cái, nhưng cũng phải chấp nhận rướm máu vì giữ giới luật công bằng, yêu thương và bác ái. 
Các bạn trẻ cũng phải tử đạo liên tục để sống đúng với ơn gọi là một người trẻ Công Giáo trong xã hội biến chuyển này. Chúng ta sẽ phải đổ máu để bảo vệ sự tinh tuyền của linh hồn và thân xác khỏi cơn bão của hưởng thụ ích kỷ, phim ảnh sách báo và lối sống buông theo dục vọng. Chúng ta vẫn phải sống, phải bước đi với mọi người trong xã hội, nhưng vẫn phải chiến đấu để khỏi đánh mất mình và mục đích cuộc đời trong dòng chảy của xã hội hôm nay.
Như thế, cuộc tử đạo ngày nay xem ra không kém phần khốc liệt như cuộc tử đạo ngày xưa của các vị tiền nhân. Xin Chúa qua sự bầu cử của Đức Maria và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giúp chúng ta là con cháu của các ngài, biết sống khí tiết anh hùng của các Tiền Nhân, dám sống cho tới cùng lý tưởng của Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Amen.

Thứ hai tuần XXXIV TN


Chia Sẻ
(Lc 21,1-4)
       Tin Mừng hôm nay, cho chúng ta thấy một hình ảnh sẻ chia những gì có của bà góa nghèo.
       Chúa Giêsu đứng đối diện thùng tiền, quan sát thấy có nhiều thành phần dân chúng giàu có đến bỏ vào thùng tiền. Trong lúc quan sát thì Chúa chợt thấy có một bà góa nghèo đến bỏ vào thùng hai đồng tiền. Sau đó, Chúa mới nói với các môn đệ: Thầy bảo thật anh em, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Đây là bài học ý nghĩa cho cuộc sống con người trong sự chia sẻ với nhau. Đời sống con người luôn ích kỷ, chỉ biết thu tích của cải cho mình và ít chịu chia sẻ cho người khác. Cuộc sống ngày nay, chúng ta thấy mọi thứ tốt đẹp hơn, nhiều người sống sung túc, giàu có, đẹp hơn nhưng con người lại sống thu mình trong vỏ bọc của ích kỷ. Nhưng còn đó, có nhiều người quảng đại chia sẻ những gì mình có cho người nghèo, cho xã hội và cho người dâng hiến đời mình cho Chúa. Sống chia sẻ là nét đẹp cần có của cuộc sống con người và đó là lời mời gọi cần thiết giúp cho những người nghèo khổ. Ngày nay, Chúa không quan sát như kiểu ngồi đối diện để xem ta chia sẻ ra sao, nhưng trong sâu thẳm của lòng ta, Chúa nhìn tấm lòng của mỗi người, sự quảng đại của chúng ta cho tha nhân. Khi chúng ta biết chia sẻ cho người khác thì ta sẽ nhận được niềm vui gấp đôi và còn nhiều hơn thế từ sự sẻ chia của chúng ta.
        Lạy Chúa, xin cho chúng con biết bắt chước như bà góa nghèo để chia sẻ cho người khác như Chúa mời gọi. Xin Chúa thêm ơn cho chúng con, biết vượt qua con người nhỏ nhen ích kỷ của chúng con mà sống chia sẻ với anh chị em đồng loại.

Phêrô Huỳnh Văn Tha, MF

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

Vua Sự Thật
(Đn 7,13-14; kh 1,5-8; Ga 18,33-37)
Trong xã hội hôm nay, 'thật', 'giả' lẫn lộn làm cho con người khó phân định được đâu là giá trị của sự thật. Dẫu thế, vẫn có những người thiện chí, họ ước ao được biết sự thật, nhưng bị vây quanh bởi những giả dối của thế gian: 'đồ giả, vàng giả, người giả, thầy giả, sư giả',… Con người mong muốn được đối xử chân tình, nhưng lòng người lắm nẻo quanh co; hứa cũng nhiều và rồi thất hứa cũng lắm. Lòng tham và những lợi nhuận vật chất làm con người thay đổi quá nhanh. Vậy, làm thế nào để biết sự thật và cảm nhận được tình yêu chân thành?
1. Nguồn gốc sự thật
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay chỉ đường cho biết đâu là nguồn gốc của sự thật: Con người không thể tìm đâu khác ngoài Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Ở bài đọc thứ nhất, tiên tri Đaniel thuật lại thị kiến một 'Con Người' lãnh quyền vương đế đầy vinh quang, và thống trị vĩnh cửu muôn đời từ Thiên Chúa. Tất cả mọi người và mọi sự trên vũ trụ sẽ phải tuân phục quyền bính của 'Người Con' này. Người Con này là tiên trưng về Chúa Giêsu. Trong sách Khải Huyền, tác giả xác tín Đức Kitô là Vua muôn thuở và muôn đời; ngay cả lúc Ngài hy sinh chịu chết vì loài người. Cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và quan Philatô trong Tin Mừng, thánh Gioan nêu bật sự khác biệt giữa vua thế gian và vua Nước Trời. Philatô hiểu Chúa Giêsu muốn làm vua kiểu của thế gian; trong khi Chúa Giêsu mặc khải Ngài là Vua của Nước Trời, Vua Sự Thật. Tất cả những ai biết lắng nghe và sống theo sự thật là con dân của Nước Trời, dưới quyền cai trị của Chúa Kitô.
2. Vương Quốc của Chúa Giêsu
Chúa Cha đặt Ngài làm Vua cai trị muôn đời: Muôn người thuộc mọi dân tộc, mọi quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Đức Kitô  là Chúa tể trên tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa. Vương quyền và vương quốc của Ngài sẽ tồn tại muôn đời. "Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; và vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong".  (Đn 7,14)
Chúa Kitô là nguồn mạch của mọi ân sủng và bình an: Thứ nhất, Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành. Tất cả những gì Ngài nói đều ứng nghiệm và Ngài đã làm chứng sự trung thành với Thiên Chúa bằng cách chấp nhận ngay cả cái chết để chuộc tội cho con người; thứ đến, Ngài là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy. Trước Ngài, chưa có một ai sống lại từ cõi chết và không bao giờ chết nữa. Ngài đã chết, đã sống lại, và sống muôn đời và thứ ba, Ngài là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, tất cả các vương quốc trần gian đều thuộc quyền của Ngài. Thánh Phaolô khẳng định; 'chính vì sự vâng lời Thiên Chúa và chấp nhận cái chết trên Thập Giá mà khi nghe danh hiệu Giêsu, mọi loài trên trời, dưới đất, và trong nơi âm phủ, phải bái quì và tuyên nhận "Đức Kitô là Chúa". (x. Pl 2,11)
3. Vua Sự Thật
Qua cuộc đối thoại, Chúa Giêsu giải thích cho quan Philatô về Vương Quốc và Quyền Cai Trị của Ngài, Vương Quốc của Ngài không thuộc về thế gian này: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái; nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này". (Ga 18,36)
Khi Philatô hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giêsu  khẳng định: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi" (Ga 18,37).  Lần này, Chúa Giêsu xác nhận với Philatô: 'Ngài là Vua, không phải là vương quốc trần gian; nhưng Ngài là Vua của Nước Trời, là Vua của Chân Lý, Vua Sự Thật. Chúa Giêsu không dùng quyền bính mà cai trị thần dân của Ngài mà Ngài dùng tình thương để chinh phục muôn tâm hồn. Ngài không dùng quân đội để củng cố ngai vàng mà dùng các môn đệ, dùng ơn thánh từ dòng máu tuôn đổ trên cây Thập giá. Vì thế, Vương Quốc Ngài, tồn tại mãi mãi.
Khi mừng lễ Chúa Kitô Vua, Giáo hội mời chúng ta chiêm ngắm, suy tôn về Vương Quyền của Chúa Giêsu, đồng thời phụng vụ cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Là con dân của Nước Chúa, chúng ta phải can đảm làm chứng cho sự thật, can đảm tuyên xưng Đức tin, đồng thời chúng ta cần nỗ lực thực thi tình bác ái và xây đắp an bình, vì Nước Chúa là nước của sự thật, của bình an, của nhân ái, ở trong đó: đầy ắp tình Chúa tình người. Khi cố gắng sống Lời Chúa là chúng ta làm cho vương quốc của Chúa mau trị đến. Lạy Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, chỉ có Chúa là Đường, chỉ có Chúa là Sự thật, chỉ có Chúa là Sự sống, xin làm Vua cai trị lòng trí chúng con, xin cho chúng con khi sống với những thực tại trần gian, luôn biết quy hướng tâm hồn về Nước của Chúa, Nước của Công lý, của Sự thật và của Bình an. Amen.
                                                                                                                  Giuse Nguyễn Văn Từ, MF


Thứ Hai tuần 34 TN (Lc 21, 1-4)


Trong bài hát “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã ghi nhận và khen ngợi tấm lòng quảng đại của bà góa nghèo.

Con người có tính xã hội, không ai sống một mình trên đời nhưng sống cùng và sống với, sống liên đới với nhau, giúp đỡ chia sẻ cho nhau vật chất cũng như tinh thần. Con người không thể sống nếu không nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời con người không thể sống vui vẻ, hạnh phúc, sống có ý nghĩa, nếu không quảng đại với tha nhân. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều lời bào chữa cho tính ích kỷ hẹp hòi để tránh giúp đỡ người khác. Quả thực, cuộc sống con người chỉ có ý nghĩa khi biết cho đi, biết san sẻ. Việc cho đi, trao hiến càng nhiều thì càng thấy mình sống có ý nghĩa. Và việc trao tặng chỉ đạt được ý nghĩa khi người ta không cho đi cái dư thừa mà cho đi tất cả những gì cho mình.

Bà góa nghèo trong Tin Mừng hôm nay đã dâng hiến cho đền thờ tất cả những gì bà có, những gì bà để sống. Mặc dù, số tiền dâng cúng của bà ít ỏi so với những người giàu có, nhưng tấm lòng của bà thật lớn lao. Bà đã dâng cho Chúa tất cả, tín thác hoàn toàn vào Chúa, và sống hết mình cho cho Chúa.

Kitô hữu có bổn phận thực thi bác ái với tha nhân và có bổn phận với nhà Chúa. Sự dâng hiến không dừng lại ở tiền bạc mà còn cả thời gian, sức khỏe, cuộc sống. Thời nào cũng vậy, Giáo hội vẫn có các ân nhân, giáo lý viên, quý viên chức trong giáo xứ, các linh mục và nam nữ tu sỹ. Họ là những người đang dấn thân phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ mọi người ở khắp nơi. Họ đã trở nên trống rỗng để Thiên Chúa đổ đầy tình yêu, bình an và ân sủng của Ngài vào trong tâm hồn trong cuộc đời.

Lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô vang lên lúc này thật ý nghĩa: “Chính lúc hiến thân là khi lãnh nhận, khi biết quên mình là khi tìm thấy, và khi chết cho mình là khi được sống muôn đời”. 
Vua Sự Thật
(Đn 7,13-14; kh 1,5-8; Ga 18,33-37)
Trong xã hội hôm nay, 'thật', 'giả' lẫn lộn làm cho con người khó phân định được đâu là giá trị của sự thật. Dẫu thế, vẫn có những người thiện chí, họ ước ao được biết sự thật, nhưng bị vây quanh bởi những giả dối của thế gian: 'đồ giả, vàng giả, người giả, thầy giả, sư giả',… Con người mong muốn được đối xử chân tình, nhưng lòng người lắm nẻo quanh co; hứa cũng nhiều và rồi thất hứa cũng lắm. Lòng tham và những lợi nhuận vật chất làm con người thay đổi quá nhanh. Vậy, làm thế nào để biết sự thật và cảm nhận được tình yêu chân thành?
1. Nguồn gốc sự thật
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay chỉ đường cho biết đâu là nguồn gốc của sự thật: Con người không thể tìm đâu khác ngoài Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Ở bài đọc thứ nhất, tiên tri Đaniel thuật lại thị kiến một 'Con Người' lãnh quyền vương đế đầy vinh quang, và thống trị vĩnh cửu muôn đời từ Thiên Chúa. Tất cả mọi người và mọi sự trên vũ trụ sẽ phải tuân phục quyền bính của 'Người Con' này. Người Con này là tiên trưng về Chúa Giêsu. Trong sách Khải Huyền, tác giả xác tín Đức Kitô là Vua muôn thuở và muôn đời; ngay cả lúc Ngài hy sinh chịu chết vì loài người. Cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và quan Philatô trong Tin Mừng, thánh Gioan nêu bật sự khác biệt giữa vua thế gian và vua Nước Trời. Philatô hiểu Chúa Giêsu muốn làm vua kiểu của thế gian; trong khi Chúa Giêsu mặc khải Ngài là Vua của Nước Trời, Vua Sự Thật. Tất cả những ai biết lắng nghe và sống theo sự thật là con dân của Nước Trời, dưới quyền cai trị của Chúa Kitô.
2. Vương Quốc của Chúa Giêsu
Chúa Cha đặt Ngài làm Vua cai trị muôn đời: Muôn người thuộc mọi dân tộc, mọi quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Đức Kitô  là Chúa tể trên tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa. Vương quyền và vương quốc của Ngài sẽ tồn tại muôn đời. "Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; và vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong".  (Đn 7,14)
Chúa Kitô là nguồn mạch của mọi ân sủng và bình an: Thứ nhất, Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành. Tất cả những gì Ngài nói đều ứng nghiệm và Ngài đã làm chứng sự trung thành với Thiên Chúa bằng cách chấp nhận ngay cả cái chết để chuộc tội cho con người; thứ đến, Ngài là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy. Trước Ngài, chưa có một ai sống lại từ cõi chết và không bao giờ chết nữa. Ngài đã chết, đã sống lại, và sống muôn đời và thứ ba, Ngài là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, tất cả các vương quốc trần gian đều thuộc quyền của Ngài. Thánh Phaolô khẳng định; 'chính vì sự vâng lời Thiên Chúa và chấp nhận cái chết trên Thập Giá mà khi nghe danh hiệu Giêsu, mọi loài trên trời, dưới đất, và trong nơi âm phủ, phải bái quì và tuyên nhận "Đức Kitô là Chúa". (x. Pl 2,11)
3. Vua Sự Thật
Qua cuộc đối thoại, Chúa Giêsu giải thích cho quan Philatô về Vương Quốc và Quyền Cai Trị của Ngài, Vương Quốc của Ngài không thuộc về thế gian này: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái; nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này". (Ga 18,36)
Khi Philatô hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giêsu  khẳng định: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi" (Ga 18,37).  Lần này, Chúa Giêsu xác nhận với Philatô: 'Ngài là Vua, không phải là vương quốc trần gian; nhưng Ngài là Vua của Nước Trời, là Vua của Chân Lý, Vua Sự Thật. Chúa Giêsu không dùng quyền bính mà cai trị thần dân của Ngài mà Ngài dùng tình thương để chinh phục muôn tâm hồn. Ngài không dùng quân đội để củng cố ngai vàng mà dùng các môn đệ, dùng ơn thánh từ dòng máu tuôn đổ trên cây Thập giá. Vì thế, Vương Quốc Ngài, tồn tại mãi mãi.
Khi mừng lễ Chúa Kitô Vua, Giáo hội mời chúng ta chiêm ngắm, suy tôn về Vương Quyền của Chúa Giêsu, đồng thời phụng vụ cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Là con dân của Nước Chúa, chúng ta phải can đảm làm chứng cho sự thật, can đảm tuyên xưng Đức tin, đồng thời chúng ta cần nỗ lực thực thi tình bác ái và xây đắp an bình, vì Nước Chúa là nước của sự thật, của bình an, của nhân ái, ở trong đó: đầy ắp tình Chúa tình người. Khi cố gắng sống Lời Chúa là chúng ta làm cho vương quốc của Chúa mau trị đến. Lạy Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, chỉ có Chúa là Đường, chỉ có Chúa là Sự thật, chỉ có Chúa là Sự sống, xin làm Vua cai trị lòng trí chúng con, xin cho chúng con khi sống với những thực tại trần gian, luôn biết quy hướng tâm hồn về Nước của Chúa, Nước của Công lý, của Sự thật và của Bình an. Amen.
                                                                                                                  Giuse Nguyễn Văn Từ, MF


LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 
ngày 24/11/2015
*Bài đọc 1 ( 2Mcb6,18-31):Bài Sách Macabê tường thuật cái chết vì đạo rất cảm kích và cao thượng của một vị kinh sư tên là Ê-la-da-rô: Ông lấy lề luật Chúa làm lẽ sống cho mình. Và chỉ sợ Chúa chứ không sợ bất cứ thế lực nào, dù cả sự chết. Ông thà chọn cái chết có Chúa, còn hơn sống mất Chúa! Ông quả là một gương sáng, đáng cho các thế hệ hậu sinh, cả già và trẻ, noi theo.! 
Bạn và tôi, ngày hôm nay chúng ta phải sốâng thế nào, hầu lưu truyền gương sống Đức tin và chứng nhân Tình yêu Thiên Chúa cho các thế hệ con cháu mai sau ???
**Bài đọc 2 (Kh7,9-17): Sách Khải Huyền của Thánh Gioan kể lại thị kiến về một đoàn người đông không đếm được. Đó chính các thánh tử đạo mà chúng ta mừng kính hôm nay. Các ngài đã từng trải qua bao thử thách lớn lao và đã thắng vượt được tất cả. Các Ngài đã giặt áo trong máu con chiên, nghĩa là các Ngài đã phải đổ chính máu mình ra hòa với Máu Con Chiên, để tuyên xưng Niềm Tin yêu của mình. Các ngài đã cùng chịu đau khổ, cùng uống chén đắng với Đức Kitô, nên ngày nay mới được vinh quang với Chúa trên trời.
***Tin Mừng (Ga 17,11b-19) Xin cho họ nên một.
Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ hiệp nhất với nhau như Chúa Cha và Chúa Con. Thật là một lời nguyện xin quan trọng nhất và cần thiết nhất cho Hội thánh. Đối với chúng ta ngày nay sự hiệp nhất này càng cần thiết hơn nữa. Hiệp nhất như Chúa Cha và Chúa Con, nghĩa là hiệp nhất trong Thiên Chúa bền bỉ đến nỗi không gì ngoài Thiên Chúa có thể chia rẽ được, thậm chí sự chết ! Sự hiệp nhất này là Hiệp nhất vì Chúa và tron Chúa. Nghĩa là chỉ những ai phục vụ vì Chúa, chỉ vì Chúa mà thôi, mới biết quên mình, hy sinh tất cả, chịu đựng tất cả, đểå cộng tác với các anh chị em mà phục vụ Chúa Kitô trong Hội thánh của Người.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan
Ga17,11b-19
11bKhi ấy, Đức Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng : “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. 12Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giư,õ và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. 13Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. 14Con đã truyềân lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. 15Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. 16Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. 17Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. lời cha là sự thật. 18Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. 19Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến. 
Đó là Lời Chúa.
Suy Niệm :
Chúng ta cần được Thánh Hiến Trong Sự Thật.
1-“Con xin thánh hiến chính mình con” Thánh hiến là tách biệt ra khỏi trần tục, để dành riêng cho Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa, như các tu sĩ ; hoặc tách biệt ra để trao phó cho một sứ mạng, ban cho đức tính và quyền năng để thi hành sứ mạng đó, như các Linh mục ! Đúng hơn, như chính Chúa Giêsu đã được Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian (10,36), để thực hiện sứ mạng cứu thế. Trên thánh giá, Chúa Giêsu thánh hiến chính mình, với tư cách vừa là Linh mục hiến dâng, vừa là lễ vật hy sinh, để cứu rỗi loài người, hoặc như người mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên (10,11), như người bạn hy sinh cho bạn hữu (15,12).
2-“Để nhờ Sự Thật, họ cũng được Thánh Hiến.” Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu chỉ được thực hiện trong hy lễ thập giá đồi Gôn-gô-tha, nhờ đó các môn đệ cũng được thánh hiến trong Sự Thật là chính Chúa Giêsu, và cũng làø Lời Chúa Cha (14,6+17,17)). Sau khi lãnh nhận Lời Chúa, các môn đệ đã được thánh hiến, được thuộc vềâ Thiên Chúa, cũng được lãnh nhận sứ mạng cứu độ, và họ nên một với Đức Kitô của lễ hy sinh. Theo chân Đức Kitô và các môn đệ của Người, Các thánh tử đạo cũng được thánh hiến trong hy lễ đổ máu như thế đó.”
3-CHUYỆN KỂ RẰNG : Trong số các thánh tử đạo Việt Nam, có một Vị bị bị đóng dấu nung đỏ lên hai bên má bằng bốn chữ “Gia tô tả đạo”. Nhưng vị này không chịu để người ta chế nhạo đạo Chúa Kitô là tả đạo, nên đã dũng cảm nhờ một bạn tù lấy dao rạch xoá hai chữ tả đạo đi, chỉ để lại hai chữ Gia tô, để tuyên xưng Danh Thánh Chúa Kitô. Khi quan biết chuyện, đã ra lệnh cho lính đánh Người đến chết !
Buổi chiều Chúa Nhật, 22/6/1980, tiếp kiến các giám mục Việt Nam, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã noi : “Giáo Hội Việt Nam đã trổ sinh nhiều nhân chứng đức tin, đặc biệt là các vị tử đạo. Lời tiền nhân nói thật chí lý: Máu tử đạo là hạt giống sinh ra các ki-tô hữu.” (Tertuliano)

Từ dòng Máu Tử Đạo Vinh Quang ấy, mà chúng ta được sinh ra trong đức tin tông truyền. Ta hãy Sống Đức Tin sao cho xứng danh nòi giống Anh Hùng Tử Đạo, để cũng được Thánh Hiến, không phải bằng máu đào, thì ít là cũng bằng Tình Yêu trong Đức Kitô !
Thứ Hai tuần 34 TN (Lc 21, 1-4)
 
Trong bài hát “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã ghi nhận và khen ngợi tấm lòng quảng đại của bà góa nghèo.

Con người có tính xã hội, không ai sống một mình trên đời nhưng sống cùng và sống với, sống liên đới với nhau, giúp đỡ chia sẻ cho nhau vật chất cũng như tinh thần. Con người không thể sống nếu không nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời con người không thể sống vui vẻ, hạnh phúc, sống có ý nghĩa, nếu không quảng đại với tha nhân. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều lời bào chữa cho tính ích kỷ hẹp hòi để tránh giúp đỡ người khác. Quả thực, cuộc sống con người chỉ có ý nghĩa khi biết cho đi, biết san sẻ. Việc cho đi, trao hiến càng nhiều thì càng thấy mình sống có ý nghĩa. Và việc trao tặng chỉ đạt được ý nghĩa khi người ta không cho đi cái dư thừa mà cho đi tất cả những gì cho mình.

Bà góa nghèo trong Tin Mừng hôm nay đã dâng hiến cho đền thờ tất cả những gì bà có, những gì bà để sống. Mặc dù, số tiền dâng cúng của bà ít ỏi so với những người giàu có, nhưng tấm lòng của bà thật lớn lao. Bà đã dâng cho Chúa tất cả, tín thác hoàn toàn vào Chúa, và sống hết mình cho cho Chúa.

Kitô hữu có bổn phận thực thi bác ái với tha nhân và có bổn phận với nhà Chúa. Sự dâng hiến không dừng lại ở tiền bạc mà còn cả thời gian, sức khỏe, cuộc sống. Thời nào cũng vậy, Giáo hội vẫn có các ân nhân, giáo lý viên, quý viên chức trong giáo xứ, các linh mục và nam nữ tu sỹ. Họ là những người đang dấn thân phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ mọi người ở khắp nơi. Họ đã trở nên trống rỗng để Thiên Chúa đổ đầy tình yêu, bình an và ân sủng của Ngài vào trong tâm hồn trong cuộc đời.

Lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô vang lên lúc này thật ý nghĩa: “Chính lúc hiến thân là khi lãnh nhận, khi biết quên mình là khi tìm thấy, và khi chết cho mình là khi được sống muôn đời”. 


- See more at: http://gpbuichu.org/news/Suy-niem-moi-ngay/Tam-long-quang-dai-cua-ba-goa-ngheo-2136.html#sthash.cS3UAHeO.dpuf