Lương và Sở là hai
nước láng giềng ở cạnh nhau vào thời Chiến quốc.
Ở một vùng biên
giới của hai nước, dân chúng đều trồng dưa. Dân nước Lương siêng năng chăm sóc
tưới nên dưa tốt. Trái lại, dân Sở lười biếng nên dưa xấu. Dân Sở thấy vậy,
sanh lòng đố kỵ, mỗi đêm lén chạy qua nước láng giềng Lương cào dưa của người.
Dân Lương thấy dưa
của mình mỗi ngày chết một ít, lấy làm lạ, theo dõi và phát giác ra nguyên
nhân, bèn dự định sẽ lén qua rẫy của dân Sở cào dưa để trả thù.
Quan huyện nước Lương
là Tống Tựu, biết được ý đồ ấy, bèn ngăn lại và dạy dân mình rằng:
- Thay vì đi cào dưa mỗi đêm, ta hãy lén sang bên ấy tưới dưa cho người thì có phải tốt hơn không?
Dân Lương bèn y lời. Nhờ đó mà rẫy dưa của dân Sở ngày một xanh tốt.
- Thay vì đi cào dưa mỗi đêm, ta hãy lén sang bên ấy tưới dưa cho người thì có phải tốt hơn không?
Dân Lương bèn y lời. Nhờ đó mà rẫy dưa của dân Sở ngày một xanh tốt.
Dân Sở ngạc nhiên,
theo dõi và biết được nguyên do, lấy làm hổ thẹn.
Chuyện đến tai
quan huyện, rồi vua Sở. Nhà vua bèn sai người mang lễ vật sang tạ tội vua Lương
và kết tình giao hữu.
Bài học:
Lòng đố kỵ, ganh ghét là một trong những tật xấu của con người ở trần gian này. Ta tật đố khi ta thèm thuồng, ước mơ những gì mà người khác được còn ta thì mất, người khác có và ta thì không.
Ta ganh ghét vì mê mờ không rõ lý nhân quả... như bọn người nước Sở trên đây chẳng hạn.
Ðâu phải khi không mà dưa người ta tốt hơn là dưa của mình? Người ta siêng, ta lười biếng... Vậy mà khi thấy kết quả tốt đẹp của người ta, mình lại vác cào sang phá hoại kết quả ấy thì thật là thô lỗ và hết sức trẻ con!
Cũng thế, đâu phải đương không mà người ta đẹp đẽ, ta xấu xí, người giàu sang thông minh, còn ta nghèo hèn ngu tối?
Lòng đố kỵ, ganh ghét là một trong những tật xấu của con người ở trần gian này. Ta tật đố khi ta thèm thuồng, ước mơ những gì mà người khác được còn ta thì mất, người khác có và ta thì không.
Ta ganh ghét vì mê mờ không rõ lý nhân quả... như bọn người nước Sở trên đây chẳng hạn.
Ðâu phải khi không mà dưa người ta tốt hơn là dưa của mình? Người ta siêng, ta lười biếng... Vậy mà khi thấy kết quả tốt đẹp của người ta, mình lại vác cào sang phá hoại kết quả ấy thì thật là thô lỗ và hết sức trẻ con!
Cũng thế, đâu phải đương không mà người ta đẹp đẽ, ta xấu xí, người giàu sang thông minh, còn ta nghèo hèn ngu tối?
Khi đã thấu rõ lý
nhân quả thì không còn ganh ghét và tật đố nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét