Có vị đạo sĩ và đệtử khất thực ngoài cổng thành. Bất chợt một người đến hỏi:
– Thưa đạo sĩ, tôi vừa tới cư ngụ ở thành này.Xin ngài cho biết dân
chúng tại đây dễ thương hay khó thương?
Vị đạo sĩ từ tốn hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của ông dễ thương hay khó thương?
Người ấy vui vẻ kể:
– Thật dễ thương! Tôi buộc phải đi xa nhưng lòng trí luôn gần gũi họ!
Tôi cảm thấy họ đúng là “bán anh em xa mua láng giềng gần!”
Vị đạo sĩ vui vẻ đáp:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật dễ thương cho anh.
Lúc sau có người khác đến hỏi tương tự:
– Thưa đạo sĩ, dân chúng thành này khó thương hay dễ thương?
Vị đạo sĩ cư xử từ tốn như với người trước, và hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của chị khó thương hay dễ thương?
Chị này đỏ mặt thóa mạ:
– Một lũ thô tục khó thương. Nếu dễ thương thì tôi đã không dọn tới đây!
Vị đạo sĩ trầm ngâm, rồi chậm rãi:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật khó thương cho chị.
Chị tức tối bỏ đi. Người đệ tử cũng tức tối bỏ đi, có người tưởng anh bị gái dụ. Vị đạo sĩ nói to:
– Con nỡ xa thày sao?
Người đệ tử đổ uất ức trong lòng ra ngoài:
– Thày lừa dối thiên hạ! Tại sao cùng dân chúng trong một thành, mà thày bảo anh hỏi trước là họ dễ thương, rồi lại bảo chị hỏi sau là họ khó thương? Như vậy chính thày mới thật khó thương. Con muốn làm đệ tử người dễ thương, mà ghê tởm người khó thương như thày!
Vị đạo sĩ nhẫn nại giải thích:
– Anh trước có lòng nhân, bỏ qua khác biệt căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng dễ thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử với anh cách nào, thì anh cũng thương, cũng nghĩ tích cực là họ dễ thương. Còn chị sau có lòng độc, dễ nghi ngờ căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng khó thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử cách nào thì chị cũng đổ tội là khó thương, cũng nghĩ xấu cho họ như chị đã có lòng xấu sẵn.
Người đệ tử nghe ra, sụp lạy vị đạo sĩ:
– Lúc bất ngờ thày đã dẫn đưa con từ mù lòa trở thành sáng mắt tâm thần. Muôn tạ ơn thày!
– Thưa đạo sĩ, tôi vừa tới cư ngụ ở thành này.Xin ngài cho biết dân
chúng tại đây dễ thương hay khó thương?
Vị đạo sĩ từ tốn hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của ông dễ thương hay khó thương?
Người ấy vui vẻ kể:
– Thật dễ thương! Tôi buộc phải đi xa nhưng lòng trí luôn gần gũi họ!
Tôi cảm thấy họ đúng là “bán anh em xa mua láng giềng gần!”
Vị đạo sĩ vui vẻ đáp:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật dễ thương cho anh.
Lúc sau có người khác đến hỏi tương tự:
– Thưa đạo sĩ, dân chúng thành này khó thương hay dễ thương?
Vị đạo sĩ cư xử từ tốn như với người trước, và hỏi lại:
– Vậy dân chúng ở thành cũ của chị khó thương hay dễ thương?
Chị này đỏ mặt thóa mạ:
– Một lũ thô tục khó thương. Nếu dễ thương thì tôi đã không dọn tới đây!
Vị đạo sĩ trầm ngâm, rồi chậm rãi:
– Vậy dân chúng thành này cũng thật khó thương cho chị.
Chị tức tối bỏ đi. Người đệ tử cũng tức tối bỏ đi, có người tưởng anh bị gái dụ. Vị đạo sĩ nói to:
– Con nỡ xa thày sao?
Người đệ tử đổ uất ức trong lòng ra ngoài:
– Thày lừa dối thiên hạ! Tại sao cùng dân chúng trong một thành, mà thày bảo anh hỏi trước là họ dễ thương, rồi lại bảo chị hỏi sau là họ khó thương? Như vậy chính thày mới thật khó thương. Con muốn làm đệ tử người dễ thương, mà ghê tởm người khó thương như thày!
Vị đạo sĩ nhẫn nại giải thích:
– Anh trước có lòng nhân, bỏ qua khác biệt căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng dễ thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử với anh cách nào, thì anh cũng thương, cũng nghĩ tích cực là họ dễ thương. Còn chị sau có lòng độc, dễ nghi ngờ căng thẳng, thấy ai trong thành cũ cũng khó thương, nên dân chúng ở thành mới này cư xử cách nào thì chị cũng đổ tội là khó thương, cũng nghĩ xấu cho họ như chị đã có lòng xấu sẵn.
Người đệ tử nghe ra, sụp lạy vị đạo sĩ:
– Lúc bất ngờ thày đã dẫn đưa con từ mù lòa trở thành sáng mắt tâm thần. Muôn tạ ơn thày!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét