Chúng ta hãy cho đi, hãy ban phát tình yêu chúng ta đã lãnh nhận cho những người xung quanh. Hãy cho đi, cho đến khi nó trở thành một việc hy sinh, vì tình yêu đích thực luôn đòi hỏi hy sinh. Đó là lý do vì sao các bạn phải yêu cho đến khi chính tình yêu đó làm các bạn đau khổ.
Các bạn hãy yêu với thời gian, với đôi bàn tay, với con tim của các bạn. Các bạn cần cho đi tất cả những gì các bạn có (như bà góa nghèo trong Phúc Âm). Trước đây đường (sugar) rất hiếm ở Calcuta - Một ngày kia, một cậu bé Aán Độ, chừng 4 tuổi, cùng với bố mẹ, đem đến cho tôi một tách đường. Cậu bé nói: “Con đã nhịn đường trong 3 ngày. Bà hãy lấy phần đường của con để cho các em nhỏ của bà” – Cậu bé đã yêu đến độ phải hy sinh. Lần khác, một thanh niên Aán Độ đến nhà chúng tôi và nói: “có một gia đình người Aán với ba đứa con, đã khá lâu họ không có gì ăn.” – Tôi vớ ngay túi gạo dành nấu bữa tối, đi với người thanh niên đến tìm gia đình này – Tới nơi, tôi thấy ngay bóng dáng của thần chết hiện rõ trên khuôn mặt những đứa trẻ. Thân hình chúng chỉ còn da bọc xương. Tuy bị cơn đói hành hạ, người mẹ của những đứa trẻ này cầm lấy túi gạo chúng tôi đem đến, chia làm hai phần, ra khỏi nhà, đem theo một phần gạo. Lúc trở về nhà, tôi hỏi bà: “Bà vừa đi đâu về? Bà đã làm gì?”. Bà trả lời tôi: “Họ cũng rất đói”. Tôi hỏi: “Họ là ai?”. Hình như đó là một gia đình người Hồi Giáo cùng với 8 đứa con, đang sống bên kia đường. Bà ấy thừa biết họ cũng rất đói. Bà ấy biết nên bà cho đi đến độ phải hy sinh. Đó là điều đánh động tôi. Một nghĩa cử qúa cao đẹp phải không các bạn? Đó là tình yêu đang hành động. Người mẹ ấy đã chia sẻ cho người khác đến phải rướm máu trong lòng. Tối hôm đó, tôi đã không đem thêm gạo cho gia đình bà, vì tôi muốn họ cảm nghiệm được niềm vui của một tình yêu chia sẻ. Ướùc gì các bạn thấy được nét mặt của những đứa con của bà! Chúng đã hiểu rất sơ sài mẹ chúng đã làm, tuy nhiên nét mặt sáng lên trong một nụ cười. Khi tôi đến trở lại, chúng trông vẫn rất đói và buồn. Nhưng mẹ chúng đã dạy cho chúng hiểu thế nào là yêu thương. Người nghèo khổ của chúng tôi đã là như vậy đó thưa các bạn.
Ở Calcuta (Aán Độ), có một đêm, chúng tôi lượm một số người ngoài đường về. Một người đàn bà đang ở trong tình trạng nguy cấp. Tôi nói với các em tôi, để tôi chăm sóc bà ấy cho và tôi đã hết tình chăm sóc cho bà. Khi tôi đặt bà nằm xuống, bà nắm chặt tay tôi, miệng mở một nụ cười tươi mà tôi chưa bao giờ thấy trên khuôn mặt nào khác. Một nụ cười hết sức tinh tế. Bà ấy chỉ nói lên hai tiếng: “Cám ơn” rồi tắt thở. Trong một lúc bàng hoàng tôi tự hỏi, mắt tôi không rời khỏi xác người chết, tôi phải nói gì nếu tôi ở trong trường hợp của bà ấy? Tôi tìm ra câu giải đáp rất đơn giản. Phải chăng tôi sẽ nói lên một câu nào đó để người ta để ý đến tình trạng của tôi. Có thể tôi sẽ nói: “Tôi lạnh! Tôi đói qúa!”, hoặc tôi có thể nói lên một câu nào tương tự như thế. Người đàn bà khốn khổ này đã cho tôi nhiều hơn những gì tôi đã cho bà ấy. Bà ấy cho tôi chính tình yêu biết ơn của bà. Đó là cách thức người nghèo của chúng tôi sống đó, thưa các bạn. Các bạn có biết họ không? Họ có thể là những người đang sống ngay trong nhà các bạn. Những con người cô đơn có mặt khắp đây đó, có thể là những người đang sống ngay bên cạnh bạn.
Thánh Gioan, tác giả Tin Mừng đã giúp chúng ta hiểu rõ chuyện này ”Làm sao bạn có thể nói rằng bạn yêu một Thiên Chúa mà bạn không thấy được, nếu bạn không yêu thương người đồng loại mà bạn thấy!”. Thánh Gioan đã định nghĩa một người tuyên bố mình yêu mến Thiên Chúa nhưng lại không thương mến anh em mình, loại người như thế là loại người nào. Thánh Gioan viết: “Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối.” (1Ga 5,20).
Vậy chúng ta cần phải cầu nguyện, cần phải hy sinh, cần phải trọn vẹn mở cõi lòng với Thiên Chúa, để rồi Ngài có thể dùng chúng ta như ý Ngài muốn.
Mẹ Theresa Calcuta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét