(Lc 13, 1 – 9)
Tiến tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, tưởng rằng mọi dân mọi nước sẽ được hưởng một nền hoà bình lâu dài, thế nhưng, ngày 11/9/2001, thế giới đã rúng động vì một biến cố đau thương vô tiền khoáng hậu xảy ra tại Hoa Kỳ: quân khủng bố đã dùng 2 chiếc phi cơ đâm vào toà tháp đôi Trung Tâm Thương Mại thế giới, 1 chiếc khác đâm vào Ngũ Giác Đài và chiếc thứ tư rơi ngoài đồng trống. Người ta ước tính, ngoài 19 tên khủng bố, có đến 2975 người chết và 24 người mất tích. Họ là những phi hành đoàn và hành khách của 4 chiếc máy bay, là những công nhân viên chức đang làm việc hay đang giao dịch trong các toà nhà trên, là những công dân cư ngụ trong những toà nhà nhỏ dưới chân toà tháp đôi, là những cảnh sát viên hoặc những lính cứu hoả bị gạch cát đè chết khi đang cố gắng cấp cứu những nạn nhân. Nói chung, họ là những người không bao giờ nghĩ rằng ngày 11 – 9 là ngày giỗ của họ. Đã tốn biết bao nhiêu giấy bút, đã có biết bao nhiêu nhận định, suy tư viết về ngày 11 tháng 9 dưới khía cạnh thời sự, chính trị hoặc xã hội, nhưng có mấy ai nhìn biến cố đó dưới cách nhìn của ĐKT như trong bài Phúc Âm hôm nay - Cách nhìn của đức tin?
Cách đây hơn 2000 năm, tại Palestina thời Chúa Giêsu, cũng có 2 sự kiện lớn: Tổng Trấn Philato giết một số người Gallile khi họ đang dâng lễ vật trên bàn thờ và tháp Siloe đổ xuống đè chết 18 người khác. Cách nhìn truyền thống của người Do Thái lúc đó về các tai hoạ xảy đến cho con người cũng phần nào giống quan niệm “sống ác thì Trời phạt” của người Việt Nam chúng ta. Người tội lỗi thì ắt sẽ gặp tai hoạ, ác giả thì ác báo. Và từ đó, người ta suy ngược lại: ông nọ bà kia đang gặp tai hoạ nên họ là những người tội lỗi, xấu xa. Quan niệm này sẽ dẫn đến một kết luận rất nguy hiểm: hiện tại tôi không gặp tai hoạ nên tôi là người lương thiện và công chính. Trong bài Phúc Âm hôm nay, CGS đã chỉnh lại quan niệm đó và mời gọi người Do Thái cũng như tất cả các Kito Hữu chúng ta, không chỉ nhìn những biến cố đau thương xảy ra trong cuộc sống mà thôi, nhưng hãy nhìn đến tất cả mọi sự kiện vui buồn sướng khổ trong đời với cái nhìn và cách nhìn của đức tin. Cách nhìn của đức tin không phải là cái nhìn thời sự như những tin tức nóng bỏng và giật gân mà không để lại trong tâm hồn ta một âm hưởng gì; cũng không phải là cái nhìn pha màu sắc chính trị để kết án nhóm này, chống đối nhóm kia; càng không phải là cái nhìn có tính cách xã hội đề ra sự xung khắc giữa các giai cấp khác nhau… Cách nhìn đức tin mà Chúa dạy ta trên hết và trước hết là nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trực tiếp với chính mình qua các biến cố đó: Mặc dù tôi rất xấu xa tội lỗi, nhưng Chúa vẫn chưa để tai hoạ xảy đến cho tôi vì Ngài thương và kiên trì chờ đợi tôi ăn năn sám hối. Tuy nhiên, tình thương và sự kiên nhẫn đó có thời hạn chứ không là mãi mãi. Bởi thế, nếu tôi không sám hối thực sự và ngay tức khắc bằng việc cải thiện đời sống như cây vả sinh hoa kết trái thì tai hoạ đến với tôi không chỉ là cái chết phần xác mà là cái chết vĩnh viễn của linh hồn. Và cái chết này mới đáng sợ.
Do vậy, mọi biến cố, mọi sự kiện xảy ra trong đời ta, ta phải lấy cái nhìn đức tin mà nhìn nó, nhận ra nó và đọc được nó. Nó không vô ích đâu. Nó cũng không ngẫu nhiên mà xuất hiện. Nó là những thông điệp, những bảng chỉ đường mà Thiên Chúa gửi đến để cảnh tỉnh, để hướng dẫn ta điều chỉnh lại chính mình, cách sống của mình và cố gắng đi đến cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Tiến tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, tưởng rằng mọi dân mọi nước sẽ được hưởng một nền hoà bình lâu dài, thế nhưng, ngày 11/9/2001, thế giới đã rúng động vì một biến cố đau thương vô tiền khoáng hậu xảy ra tại Hoa Kỳ: quân khủng bố đã dùng 2 chiếc phi cơ đâm vào toà tháp đôi Trung Tâm Thương Mại thế giới, 1 chiếc khác đâm vào Ngũ Giác Đài và chiếc thứ tư rơi ngoài đồng trống. Người ta ước tính, ngoài 19 tên khủng bố, có đến 2975 người chết và 24 người mất tích. Họ là những phi hành đoàn và hành khách của 4 chiếc máy bay, là những công nhân viên chức đang làm việc hay đang giao dịch trong các toà nhà trên, là những công dân cư ngụ trong những toà nhà nhỏ dưới chân toà tháp đôi, là những cảnh sát viên hoặc những lính cứu hoả bị gạch cát đè chết khi đang cố gắng cấp cứu những nạn nhân. Nói chung, họ là những người không bao giờ nghĩ rằng ngày 11 – 9 là ngày giỗ của họ. Đã tốn biết bao nhiêu giấy bút, đã có biết bao nhiêu nhận định, suy tư viết về ngày 11 tháng 9 dưới khía cạnh thời sự, chính trị hoặc xã hội, nhưng có mấy ai nhìn biến cố đó dưới cách nhìn của ĐKT như trong bài Phúc Âm hôm nay - Cách nhìn của đức tin?
Cách đây hơn 2000 năm, tại Palestina thời Chúa Giêsu, cũng có 2 sự kiện lớn: Tổng Trấn Philato giết một số người Gallile khi họ đang dâng lễ vật trên bàn thờ và tháp Siloe đổ xuống đè chết 18 người khác. Cách nhìn truyền thống của người Do Thái lúc đó về các tai hoạ xảy đến cho con người cũng phần nào giống quan niệm “sống ác thì Trời phạt” của người Việt Nam chúng ta. Người tội lỗi thì ắt sẽ gặp tai hoạ, ác giả thì ác báo. Và từ đó, người ta suy ngược lại: ông nọ bà kia đang gặp tai hoạ nên họ là những người tội lỗi, xấu xa. Quan niệm này sẽ dẫn đến một kết luận rất nguy hiểm: hiện tại tôi không gặp tai hoạ nên tôi là người lương thiện và công chính. Trong bài Phúc Âm hôm nay, CGS đã chỉnh lại quan niệm đó và mời gọi người Do Thái cũng như tất cả các Kito Hữu chúng ta, không chỉ nhìn những biến cố đau thương xảy ra trong cuộc sống mà thôi, nhưng hãy nhìn đến tất cả mọi sự kiện vui buồn sướng khổ trong đời với cái nhìn và cách nhìn của đức tin. Cách nhìn của đức tin không phải là cái nhìn thời sự như những tin tức nóng bỏng và giật gân mà không để lại trong tâm hồn ta một âm hưởng gì; cũng không phải là cái nhìn pha màu sắc chính trị để kết án nhóm này, chống đối nhóm kia; càng không phải là cái nhìn có tính cách xã hội đề ra sự xung khắc giữa các giai cấp khác nhau… Cách nhìn đức tin mà Chúa dạy ta trên hết và trước hết là nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trực tiếp với chính mình qua các biến cố đó: Mặc dù tôi rất xấu xa tội lỗi, nhưng Chúa vẫn chưa để tai hoạ xảy đến cho tôi vì Ngài thương và kiên trì chờ đợi tôi ăn năn sám hối. Tuy nhiên, tình thương và sự kiên nhẫn đó có thời hạn chứ không là mãi mãi. Bởi thế, nếu tôi không sám hối thực sự và ngay tức khắc bằng việc cải thiện đời sống như cây vả sinh hoa kết trái thì tai hoạ đến với tôi không chỉ là cái chết phần xác mà là cái chết vĩnh viễn của linh hồn. Và cái chết này mới đáng sợ.
Do vậy, mọi biến cố, mọi sự kiện xảy ra trong đời ta, ta phải lấy cái nhìn đức tin mà nhìn nó, nhận ra nó và đọc được nó. Nó không vô ích đâu. Nó cũng không ngẫu nhiên mà xuất hiện. Nó là những thông điệp, những bảng chỉ đường mà Thiên Chúa gửi đến để cảnh tỉnh, để hướng dẫn ta điều chỉnh lại chính mình, cách sống của mình và cố gắng đi đến cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét