Trong bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe đọc, khi mô tả về thời cánh chung,
ngôn sứ Isaia nghĩ đến một bữa tiệc lớn cho mọi dân tộc do Đức Chúa của Ítraen
khoản đãi trên núi thánh. Không phải chỉ đãi thịt béo, rượu ngon, Đức Chúa còn
lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người. Khổ đau không còn nữa, chỉ còn tiếng
reo vui và tiếng cười hạnh phúc.
Còn trong bài TM hôm nay, lời của ngôn sứ Isaia xưa, nay đã được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu. Thánh Matthêu mô tả thật rõ nét hình ảnh Chúa Giêsu lên một ngọn núi thuộc miền Thập Tỉnh của dân ngoại. Dân chúng kéo đến cùng với những người bệnh hoạn tật nguyền. Trên ngọn núi ấy, Ngài đã đem đến niềm vui cho bao người. Như kẻ câm nói được, người què đi được, người mù sáng mắt. Ngài không giảng về một Nước Trời xa xôi. Ngài cho thấy một Nước Trời gần gũi khi thân xác được lành mạnh. Vì vậy, Ngài đã quan tâm đến đám đông dân chúng không chỉ với việc rao giảng, hay chữa bệnh, mà Ngài còn biết chạnh lòng thương đám đông trong cái ăn cái mặc, trong sự sống còn của kiếp người. Ngài thấu hiểu đám đông đã theo Ngài, đã ở với Ngài từ ba ngày qua mà không có gì ăn. Ngài hiểu thế nào là cái đói và hậu quả của nó nên Ngài không muốn để họ đi về mà bụng lại rỗng không. Ngài “Sợ rằng họ bị đói sẽ xỉu dọc đường” . Nên đã nghĩ đến việc cho họ ăn như một nhu cầu cấp thiết. Trước vấn đề lương thực cho một đám đông như vậy ở nơi hoang vắng, các môn đệ thấy mình bất lực và bế tắc sau lời đề nghị của Chúa. “Chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no khi chúng con chỉ có bảy cái bánh và ít cá nhỏ” (c. 33).
“Bảy cái bánh và ít cá nhỏ”, đó là tất cả những gì họ có. Chúa đã làm phép lạ cả thể từ bảy chiếc bánh và ít cá nhỏ đó cho nhiều người ăn no nê và còn dư lại 7 thúng. Để nuôi đám đông, các môn đệ phải cộng tác với Đức Giêsu, trao cho Ngài tất cả những gì mình có, để rồi nhận lại tất cả từ Ngài, và đem chia sẻ cho đám đông. Bữa ăn hôm đó ở nơi vắng không phải là một đại tiệc với thịt ngon và bia rượu, nhưng rõ ràng là rất cần thiết, khi Chúa Giêsu đem lại sự no đủ cho dân chúng.
Kính thưa…Thế giới hôm nay còn hơn một tỉ người đói, đa số ở các nước Á châu. Nạn đói tại Sômali và nhiều nơi trên thế giới là một ô nhục cho nhân loại ngày nay. Nhưng không riêng gì tại các nước nghèo, ngay trong các nước giàu, người ta cũng nói đến những hình thức nghèo đói và thiếu ăn mới, đó là nghèo đói tình người: con người có thể có một bộ óc phát triển hơn, một thân thể cường trán hơn, nhưng trái tim thì lại mỗi ngày một nhỏ lại. Chúa Giêsu thực hiện phép lạ, vì Ngài xót thương đám đông đi theo Ngài. Ngài xót thương họ không những vì họ đang đói khát cơm bánh thể xác, mà còn vì nỗi đói khát tinh thần. Phép lạ bánh hóa nhiều không phải là một giải pháp tạm thời xoa dịu cơn đói khát, mà là một lời mời gọi, một khơi dậy về một chiều kích vượt trên những nhu cầu thể lý. Bên kia cơm bánh nuôi thể xác, Chúa Giêsu mời gọi con người hướng về một của ăn không hư nát là sự sống thần linh, sự sống làm cho con người biết yêu thương quảng đại hơn. Giàu tình người, giàu lòng quảng đại, giàu tình liên đới, đó là sự giàu có đích thực, và với sự giàu có ấy, phép lạ của Chúa Giêsu không ngừng được tiếp diễn, và lúc đó, cái đói khát thể xác mới được xóa bỏ và kiếp nghèo mới được hạ giảm. Bữa tiệc cánh chung mà chúng ta đang chờ mong trong suốt Mùa Vọng , phải được chuẩn bị từ những bữa ăn tinh thần cũng như vật chất cho những người nghèo hôm nay. Sống Mùa Vọng là lưu tâm đến bao người thiếu ăn ở quanh ta. Và dù chỉ có mấy cái bánh, ta vẫn tin có thể bẻ ra để nuôi được họ. Amen!
Còn trong bài TM hôm nay, lời của ngôn sứ Isaia xưa, nay đã được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu. Thánh Matthêu mô tả thật rõ nét hình ảnh Chúa Giêsu lên một ngọn núi thuộc miền Thập Tỉnh của dân ngoại. Dân chúng kéo đến cùng với những người bệnh hoạn tật nguyền. Trên ngọn núi ấy, Ngài đã đem đến niềm vui cho bao người. Như kẻ câm nói được, người què đi được, người mù sáng mắt. Ngài không giảng về một Nước Trời xa xôi. Ngài cho thấy một Nước Trời gần gũi khi thân xác được lành mạnh. Vì vậy, Ngài đã quan tâm đến đám đông dân chúng không chỉ với việc rao giảng, hay chữa bệnh, mà Ngài còn biết chạnh lòng thương đám đông trong cái ăn cái mặc, trong sự sống còn của kiếp người. Ngài thấu hiểu đám đông đã theo Ngài, đã ở với Ngài từ ba ngày qua mà không có gì ăn. Ngài hiểu thế nào là cái đói và hậu quả của nó nên Ngài không muốn để họ đi về mà bụng lại rỗng không. Ngài “Sợ rằng họ bị đói sẽ xỉu dọc đường” . Nên đã nghĩ đến việc cho họ ăn như một nhu cầu cấp thiết. Trước vấn đề lương thực cho một đám đông như vậy ở nơi hoang vắng, các môn đệ thấy mình bất lực và bế tắc sau lời đề nghị của Chúa. “Chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no khi chúng con chỉ có bảy cái bánh và ít cá nhỏ” (c. 33).
“Bảy cái bánh và ít cá nhỏ”, đó là tất cả những gì họ có. Chúa đã làm phép lạ cả thể từ bảy chiếc bánh và ít cá nhỏ đó cho nhiều người ăn no nê và còn dư lại 7 thúng. Để nuôi đám đông, các môn đệ phải cộng tác với Đức Giêsu, trao cho Ngài tất cả những gì mình có, để rồi nhận lại tất cả từ Ngài, và đem chia sẻ cho đám đông. Bữa ăn hôm đó ở nơi vắng không phải là một đại tiệc với thịt ngon và bia rượu, nhưng rõ ràng là rất cần thiết, khi Chúa Giêsu đem lại sự no đủ cho dân chúng.
Kính thưa…Thế giới hôm nay còn hơn một tỉ người đói, đa số ở các nước Á châu. Nạn đói tại Sômali và nhiều nơi trên thế giới là một ô nhục cho nhân loại ngày nay. Nhưng không riêng gì tại các nước nghèo, ngay trong các nước giàu, người ta cũng nói đến những hình thức nghèo đói và thiếu ăn mới, đó là nghèo đói tình người: con người có thể có một bộ óc phát triển hơn, một thân thể cường trán hơn, nhưng trái tim thì lại mỗi ngày một nhỏ lại. Chúa Giêsu thực hiện phép lạ, vì Ngài xót thương đám đông đi theo Ngài. Ngài xót thương họ không những vì họ đang đói khát cơm bánh thể xác, mà còn vì nỗi đói khát tinh thần. Phép lạ bánh hóa nhiều không phải là một giải pháp tạm thời xoa dịu cơn đói khát, mà là một lời mời gọi, một khơi dậy về một chiều kích vượt trên những nhu cầu thể lý. Bên kia cơm bánh nuôi thể xác, Chúa Giêsu mời gọi con người hướng về một của ăn không hư nát là sự sống thần linh, sự sống làm cho con người biết yêu thương quảng đại hơn. Giàu tình người, giàu lòng quảng đại, giàu tình liên đới, đó là sự giàu có đích thực, và với sự giàu có ấy, phép lạ của Chúa Giêsu không ngừng được tiếp diễn, và lúc đó, cái đói khát thể xác mới được xóa bỏ và kiếp nghèo mới được hạ giảm. Bữa tiệc cánh chung mà chúng ta đang chờ mong trong suốt Mùa Vọng , phải được chuẩn bị từ những bữa ăn tinh thần cũng như vật chất cho những người nghèo hôm nay. Sống Mùa Vọng là lưu tâm đến bao người thiếu ăn ở quanh ta. Và dù chỉ có mấy cái bánh, ta vẫn tin có thể bẻ ra để nuôi được họ. Amen!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét