Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

KHÔNG GIEO RẮC THÀNH KIẾN CHÍNH LÀ THU HOẠCH NIỀM VUI



Cô giáo vì muốn tìm hiểu mức độ đoàn kết của học sinh trong lớp nên đã làm một cuộc khảo sát nho nhỏ. Cô yêu cầu mỗi học sinh lấy một tờ giấy trắng, sau đó viết tên những bạn mình không thích trong vòng 1 phút với tốc độ nhanh nhất. Có thể viết tên một người, cũng có thể viết tên rất nhiều người.

Trong 1 phút, có học sinh chỉ nghĩ ra tên của một bạn, có em thậm chí không viết được tên một bạn nào, nhưng có một số em có thể 1 phút viết ra tên mười mấy bạn.
Sau khi thu lại những tờ giấy đó, thông qua thống kê, cô giáo phát hiện, những người viết ra nhiều tên nhất chính là những người không được bạn bè yêu quý, còn những người không viết ra tên hoặc chỉ viết rất ít bạn cũng chính là những bạn học sinh rất ít bị người khác ghét.
---
Khi chúng ta có thành kiến với người khác thì sẽ đưa ra một vài thông tin thiếu thiện cảm về họ. Sau khi những thông tin này đến tai người khác, những thành kiến chúng ta tạo ra sẽ tác dụng ngược lại với chúng ta, thế là chúng ta cũng không được người khác đón nhận.
Trong cuộc sống này, rất nhiều việc tốt xấu và thị phi thực chất đều đến từ tư tưởng của chúng ta mà ra. Chúng ta lôi sự thật ra khỏi tim mình, dán lên chúng những cái nhãn cảm xúc không thích, đau khổ, đáng ghét, đồng thời qua đó tìm kiếm cảm giác bản thân ưu việt hơn người khác hoặc muốn tốt cho người khác. Những cái nhãn này chỉ là giải thích phiến diện của tư tưởng của chúng ta về sự vật, còn sự thật không hoàn toàn là như vậy. Con người hay sự vật trong cuộc sống không nhằm vào bất kì người nào trong số chúng ta, cũng sẽ không thay đổi vì bất kì người nào.
Bất kì một cách nhìn phiến diện nào về thế giới này đều có thể trở thành con hổ dữ chắn đường chúng ta tiến tới thành công. Thành kiến khiến chúng ta khó mà thoát khỏi đau khổ, lãng phí sức lực một cách vô ích.
Ví dụ, chúng ta không thích ăn sô cô la, cảm thấy ăn sô cô la không có tác hại này thì có tác hại kia, nhưng con chúng ta rất thích ăn sô cô la. Thế là chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để cằn nhàn, la mắng con, cấm con không được ăn sô cô la. Con bắt đầu ghét chúng ta, chúng ta và còn đều vì thế mà không vui.
Nếu chúng ta phát hiện người mà mình rất ghét rất thân thiết với một người bạn thân của chúng ta, vậy thì khi gặp gỡ người bạn kia, chúng ta cũng sẽ vì thành kiến của mình mà cảm thấy có chút không vui.
Khi tất cả điều này xảy ra, thành kiến mà chúng ta gieo xuống bắt đầu phát tán. Con đường theo đuổi niềm vui của chúng ta bị chắn ngang, nhưng chúng ta lại cho rằng đó là chướng ngại vật người khác đổ lên người chúng ta mà không ý thức được rằng chính những thành kiến của bản thân đã dồn bản thân đến chỗ khốn cùng.
- SƯU TẦM -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét